spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTin thiết kế appCách tạo app bán hàng theo lộ trình công ty chi tiết...

Cách tạo app bán hàng theo lộ trình công ty chi tiết 2023

Việc đầu tư phát triển kênh bán hàng online và đặc biệt là tạo app bán hàng ở giai đoạn hiện tại là vô cùng quan trọng. Đó là lý do bạn ở đây và tìm hiểu về cách tạo app bán hàng lộ trình chi tiết này.

Bắt đầu thôi! Cơ hội kinh doanh từ app bán hàngSau đợt cách ly tháng 3 năm 2020, thói quen mua sắm của người dùng đã có nhiều thay đổi. Theo báo cáo của Deloitee năm 2020, người tiêu dùng đã cở mở và tích cực hơn với loại hình mua sắm Online. Theo đó, hơn 50% người được khảo sát cho rằng họ ít đi mua hàng ở các kênh offline hơn (chợ, siêu thị) trong khi 25% số khác tăng cường mua sắm online.

Tóm tắt nội dung chính

Cơ hội gia tăng lợi thế kinh doanh

Báo cáo về ngành bán lẻ Việt Nam 2020 có đánh giá về khả năng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid 19.

Theo đó, với sự bùng nổ của Covid 19, nhu cầu về hàng tiêu dùng trong nước giảm mạnh. Hai tháng đầu năm 2020 nhu cầu này có mức tăng trưởng thấp nhất từ 2014 đến nay, chỉ đạt 9,8%.

Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội, hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam giảm thói quen đi đến các siêu thị, cửa hàng. 25% trong số đó lại gia tăng nhu cầu mua sắm online.
Điều này cho thấy, việc có app bán hàng tức là người bán đã sở hữu lợi thế hơn đối thủ của mình trong thời gian này.

Hơn nữa, sau ảnh hưởng từ dịch, hiệu quả của công nghệ hay bán hàng online càng được công nhận. Xu thế người mua tìm đến các app bán hàng sẽ càng gia tăng. Việc đầu tư chi phí xây dựng app bán hàng sẽ là một bước đi cần thiết cho mọi doanh nghiệp.

Tiếp cận khách hàng nhanh chóng và rộng rãi

Smartphone ngày càng phát triển đã dần thay đổi nhiều thói quen của người dùng. Đặc biệt là khi mua sắm online dần trở nên phổ biến hơn với khách hàng hiện đại.

Tỉ lệ người dùng smartphone để mua sắm online ngày càng cao. Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm vào năm 2019 đạt tới 77%. Và thay vì truy cập website, họ chuyển dần sang sử dụng mobile app nhiều hơn. Do đó, không có app bán hàng là doanh nghiệp đã bỏ qua lượng người dùng smartphone đông đảo.

Thiết kế app bán hàng cũng là cách mà doanh nghiệp mở rộng đất kinh doanh của mình.
Quản lý bán hàng tối ưu Ưu điểm của bán hàng qua app so với các hình thức khác là hệ thống tính năng đa dạng. App bán hàng mang lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách như:

  • Cá nhân hoá sản phẩm
  • Cập nhật thông tin khuyến mãi
  • Theo dõi đơn hàng
  • Gửi phản hồi
  • Tích điểm

Ngoài ra App bán hàng còn giúp doanh nghiệp quản lý vận hàng hiệu quả: cho phép sắp xếp danh mục sản phẩm tối ưu và hấp dẫn; tích hợp quản lý đơn hàng, quản lý kho, báo cáo tình hình kinh doanh hằng ngày giúp người bán chủ động hơn.

Hướng dẫn xây dựng app bán hàng cho doanh nghiệp 2021

Các bước chuẩn bị xây dựng app bán hàng

Có thể thấy thiết kế app điện thoại cần thiết và phù hợp với mọi ngành nghề. Đây cũng là xu hướng phát triển kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0. Vấn đề cần cân nhắc là thiết kế app giá bao nhiêu để có một ứng dụng phù hợp.

Bước 1: Lên kế hoạch về loại hình và yêu cầu với app

Đặt câu hỏi: Bạn sẽ viết loại app nào?

Mỗi lĩnh vực sẽ có yêu cầu về tính năng ứng dụng khác nhau. Do đó giá thiết kế app cho từng loại app sẽ khác nhau.

  • Lĩnh vực ngành tiêu dùng nhanh -> Dùng app bán hàng
  • App bán hàng và những tính năng cần thiết

Những tính năng ứng dụng bán hàng chi phối hành vi của khách hàng và điều tiết doanh thu cho doanh nghiệp. Tất cả các tính năng cần làm là việc kết nối với người tiêu dùng dễ dàng hơn và tạo khả năng trung thành của người dùng với doanh nghiệp bạn.

Cách truyền đạt thông tin và tương tác

Hình dung cách truyền đạt thông tin và tương tác giúp doanh nghiệp trình bày thông tin có giá trị và có giá trị. Truyền đạt thông tin là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tiếp theo của người dùng.

Bạn hãy đảm bảo ứng dụng của bạn được trang bị đầy đủ các thông tin khách hàng cần. Chẳng hạn như dịch vụ, reviewđánh giá, tính năg so sánh sản phẩm giá cả.
Đôi khi bạn muốn ứng dụng bán của mình thú vị hơn, hãy làm nó nổi bật với các nhãn đính kèm như “Hot” hoặc “New”.

Hỗ trợ trải nghiệm khách hàng? Hãy thêm tính năng cho phép người dùng thêm sản phẩm vào yêu tích bằng một icon trái tim gần sản phẩm đó hoàn toàn không pahir ý tồi.

Chú ý mục thông báo trong ứng dụng bán hàng

Thông báo là một phần quan trọng trong ứng dụng bán hàng. Theo nghiên cứu, thông báo đưa thúc đẩy tỉ lệ mở ứng dụng thêm 26% và giúp tỷ lệ duy trì ứng dụng nằm ở mức 92%. Nó giúp thúc đẩy tương tác khách hàng, duy trì sử dụng và ảnh hưởng đến doanh thu.

Khách hàng đăng ký nhận thông báo có thể sẽ nhận được các ưu đãi hoặc thông tin độc quyền. Doanh nghiệp của bạnthậm chí có thể làm cho thông báo hấp dẫn hơn với hình ảnh và âm thanh.

Hiểu giá trị kết nối với khách hàng trực tiếp

Kết nối khách hàng trực tiếp giúp khách hàng kết nối dễ dàng hơn với doanh nghiệp. Ngoài ra đó còn là cách tạo dựng hình ảnh của bạn trong tâm trí họ.

Hãy suy nghĩ đến app bán hàng với các tính năng: tạo đánh giá sản phẩm, để lại bình luận, hoặc kết nối nói chuyện trực tiếp với công ty của bạn thông qua ứng dụng di động bán hàng. Tiếp cận nhanh chóng đễ dàng giúp bạn giữ chân khách hàng và tạo lợi thế kinh doanh trước đối thủ cạnh tranh.

Tính năng chia sẽ giá trị kết nối cũng quan trọng.  Hãy giúp khách hàng theo cách dễ dàng nhất có thể chia sẻ những đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ý tưởng về quy đổi quà cho khách hàng trung thành

Mã tích điểm và mã giảm giá là một mẹo hay để giữ chân khách hàng. Ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động hoàn toàn có thể đám ứng được những điều này.

Tối đa hoá trải nghiệm bằng ứng dụng

Trước đây bạn có gặp tình huống khách hàng quên mang thẻ tích điểm hay phiếu giảm giá của họ. App bán hàng chính là câu trả lời để giải quyết tình hướng đó. App bán hàng giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Dù là doanh nghiệp nhỏ hay cửa hàng bán lẻ, app bán hàng cho phép khách hàng thực hiện mua hàng mà không cần phải mang theo và quẹt thẻ, thậm chí không cần mang theo phí. Nó  là đem lại trải nghiệm “nhanh – gọn – chuyên nghiệp” trong quá trình thanh toán mua hàng.

Bước 2: Quyết định nền tảng sử dụng

Có hai nền tảng ứng dụng di động phổ biến hiện tại là IOS và Andoid. Dưới cương vị là một nhà viết app do các dự án chuyên nghiệp,Jujo Fashion luôn khuyến khích mọi người hãy lựa chọn cả hai nền tnagr này khi viết app. Chi phí cho app trên nền tảng Andoid cũng không chênh lệch so với nền tảng IOS.

Ngoài ra bạn. cũng nên cân nhắc các ứng dụng trên nền tảng máy tính. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực FMCG hay F&B nền tảng này có thể được bỏ qua. Nhưng trong trường hợp bạn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thì bạn có thể cân nhắc. Đa số người dùng hiện tại làm việc trên hệ điều hành Window và MAC OS của họ.

Bước 3: Quyết định ngôn ngữ lập trình

Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ phù hợp với một số tính năng và đặc thù xác định của app. Thông thường việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào cho ứng dụng sẽ do doanh nghiệp thoả thuận với nhà cung cấp dịch vụ viết app. Dù vậy, bạn nên lắng nghe và nhận tư vấn của các chuyên gia để lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp.

Top các ngôn ngữ lập trình app Android và iOS được sử dụng phổ biến nhất

Java
Hiện Java đang là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong lập trình app Android. Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và có tốc độc xử lý nhanh và mạnh. Sử dụng Java đáp ứng tốt những ứng dụng quy mô lớn. Một ưu điểm nữa là Java rất dễ tiếp cận và thực thi.
 
Kotlin
Kotlin cũng là ngôn ngữ được lựa chọn nhiều để phát triển app Android. So với Java thì Kotlin là ngôn ngữ súc tích và ngắn gọn hơn nhiều. Kotlin đã được tạo ra để giảm số lượng code mà lập trình viên cần viết. Nó còn chứa các chức năng mở rộng thông minh giúp xây dựng các API rõ ràng hơn.

Swift
Swift đang là ngôn ngữ được khuyên dùng cho lập trình app iOS. Ngôn ngữ này ra đời từ năm 2014 cho thấy là một ngôn ngữ khá mới mẻ nhưng ngày càng đựa lựa chọn nhiều hơn. Ưu điểm của Swift cũng là sự ngắn gọn, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đặc biệt là tính hiện đại. Tốc độ thực thi của các đoạn mã Swift cũng rất nhanh.
 
Objective – C
Trước khi Swift ra đời thì Objective – C là ngôn ngữ số 1 để lập trình app iOS. Nhưng bên cạnh sự xuất hiện mới mẻ của Swift, Objective – C vẫn được rất nhiều lập trình viên lựa chọn. Việc sử dụng song song 2 ngôn ngữ cũng mang lại nhiều hiệu quả tốt.

Python
Python là ngôn ngữ lập trình đang khá phổ biến trong thời gian gần đây. Nó là một ngôn ngữ bậc cao phục vụ cho các mục đích lập trình đa năng. Thư viện có sẵn của Python rất phong phú, rất phổ biến trong lập trình máy học.

Bước 4: Quyết định công nghệ sử dụng

Với app bán hàng cơ bản đa phần bước này sẽ được bỏ qua vì tích hợp công nghệ vào ứng dụng khá tốn kém và phức tạp. Dù vậy khi tích hợp công nghệ sẽ giúp nâng cao đáng kể tính trải nghiệm, bảo mật và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp của bạn. Công nghệ tích hợp vào app không chỉ ảnh hưởng đến khải nghiệm dịch vụ của khách hàng, ngày nay nó còn trở thành một lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn.

Một số công nghệ tiêu biểu tích hợp

Blockchain
Blockchain là gì?

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phi tập trung lưu trữ trong các khối thông tin. Đúng như tên gọi của nó, Chain là một chuỗi gồm nhiều khối (block) – những khối thông tin được thêm vào cơ sở dữ liệu. Mỗi khối sẽ giữ một con trỏ chỉ về khối trước. Và từng khối này sẽ chứa thông tin giao dịch, giấu thời gian cùng các siêu dữ liệu khác nhằm xác nhận tính hợp lệ.

Ví dụ: Khi có một giao dịch phát sinh, dữ liệu về giao dịch này sẽ truyền đến các khối trên Blockchain. Mỗi khối chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó. Kèm theo là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Sau khi dữ liệu được ghi và xác nhận bởi các khối trong hệ thống, chúng gần như sẽ không thể thay đổi (trừ khi hơn 50% các khối trong hệ thống đồng loạt thay đổi dữ liệu). Nói cách khác, nếu muốn thay đổi dữ liệu nào đó, hacker phải tấn công và thay đổi dữ liệu của ít nhất 50% khối cùng một lúc. Đó là điều gần như không thể.

Đặc điểm của Blockchain
  • Tính phi tập trung: dữ liệu của Blockchain không bị kiểm soát bởi một bên duy nhất nào. Các bản ghi được lưu trữ công khai và dễ kiểm chứng. Không có cơ sở dữ liệu tập trung tồn tại nên không có cơ hội cho các hacker tấn công.
  • Không giới hạn truy cập: tất cả các bên đều có quyền truy cập khi có đủ tài nguyên.
  • Tính bền vững: Khi một bản ghi được thêm vào, dữ liệu sẽ không thể thay đổi được.

 

Tích hợp Blockchain vào ứng dụng giúp

Blockchain có nhiều ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề. Với riêng lĩnh vực bán lẻ hay tiêu dùng nhanh, Blockchain cũng mang lại những giá trị rất lớn:

Bảo mật thông tin khách hàng

Với app, khách hàng khi sử dụng cần phải cung cấp dữ liệu cá nhân. Do đó họ sẽ rất quan tâm đến tính an toàn và bảo mật cho những thông tin mà mình cung cấp. Bằng việc tạo app Blockchain, nhà bán hàng có thể lưu trữ thông tin khách hàng và giữ chúng không bị xâm nhập bởi bất cứ bên nào do tính phi tập trung của nó.
 

An toàn trong thanh toán, giao dịch

Blockchain nổi bật nhất trong hệ thống giao dịch tiền điện tử an toàn. Tạo app Blockchain giúp đảm bảo việc thực hiện quá trình thanh toán diễn ra suôn sẻ, bảo mật. Nó cũng mang lại các lựa chọn thanh toán thương mại điện tử đa dạng hơn cho khách hàng.

Chăm sóc khách hàng tốt hơn

Tích lũy điểm trong quá trình mua hàng giúp khách hàng ở lại lâu hơn với người bán. Với công nghệ Blockchain,doanhnghiệp có để xây dựng nền tảng dữ liệu có tính xác thực cao, ổn định và hạn chế các nguy cơ tấn công từ bên ngoài. Từ đó trải nghiệm khách hàng của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
 

Quản lý chuỗi cung ứng

Với thông tin minh bạch và không thể thay thế, cả người bán và khách hàng đều có thể theo dõi hàng hóa trong từng mắt xích của chuỗi cung ứng. Blockchain hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu quản lý hàng hóa cho đến quá trình đưa sản phẩm đến khách hàng.  App có tích hợp blockchain có thể đặc biệt hiệu quả trong giám sát vận hành và  theo dõi thời gian thực,…

Xem thêm về blockchain

AI – Trí thông minh nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo là gì?

Định nghĩa trí tuệ nhân tạo: (AI: Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này và được giải thích rất rõ ràng tại wiki việt nam cho AI trí tuệ nhân tạo

Ở thời điểm hiện tại, Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các MÁY TÍNH có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.

Tức là mỗi loại trí tuệ nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính dùng để xử lý một loại công việc nào đó như điều khiển một ngôi nhà, nghiên cứu nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị, xử lý dữ liệu để tự học hỏi, khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty,…

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

Nói nôm na cho dễ hiểu: Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Nó có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,… như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.
Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.

Một số trợ lý ảo ứng dụng trí thông minh nhân tạo nổi tiếng hiện nay: Siri (Apple); Google Assistant (Google); Alexa (Amazon).
Một số ứng dụng tích hợp trí thông minh nhân tạo thành công như Netflix; Sotify; Youtube, …

Lưu ý quan trọng trong lập trình AI và lưạ chọn ngôn ngữ phù hợp

 
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo AI đã đánh đấu một bước phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ. Những thành tựu mà trí tuệ nhân tạo mang lại đã giúp thay đổi hoàn toàn đời sống của chúng ta. Chính vì thế, nhu cầu học lập trình AI để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa thành tựu công nghệ này là nhu cầu của rất nhiều người hiện nay.

AI trong C++

C++ có thể coi là ngôn ngữ lập trình cơ bản và nhanh nhất hiện nay. Loại ngôn ngữ lập trình này có một ưu điểm đặc biệt so với các loại ngôn ngữ khác đó chính là tốc độ nhanh chóng. Vì thế C++ thường được lưạ chọn cho những dự án AI có yêu cầu lớn về mặt thời gian thực thi.

Mătj khác, ngôn ngữ này còn có khả năng giúp chúng ta giao tiếp với các phần cứng máy tính rất hiệu quả. Đồng thời, các thuật toán cũng được ưu tiên viết bằng C++ để có thể gia tăng tốc độ làm việc.

AI trong Lisp

Lisp cũng được coi là một trong số các ngôn ngữ lập trình phổ biến và được lựa chọn sử dụng trong rất nhiều những dự án lớn. Sự tuyệt vời nhất mà ngôn ngữ lập trình Lisp đó chính là khả năng tạo mẫu vô cùng linh hoạt, hơn thế nữa, khi lập trình bằng ngôn ngữ này, chúng ta sẽ có cơ hội được sử dụng rất nhiều những mẫu ký hiệu đặc biệt, đa dạng mà hầu hết các ngôn ngữ khác không có được.

Trong các dự án AI, ngôn ngữ lập trình Lisp được coi là một loại ngôn ngữ lập trình mạnh, có vai trò quan trọng. Đặc biệt, ngôn ngữ này phần lớn được sử dụng trong Machine Learning bởi nó có tính khả dụng vô cùng cao.

AI trong Python

Python được xem là loại ngôn ngữ quan trọng và phù hợp nhất với AI. Mặc dù vậy, tất cả các loại ngôn ngữ lập trình đều có thể sử dụng cũng như cần thiết cho quá trình xây dựng trí tuệ nhân tạo. Với sự đơn giản mà ngôn ngữ Python mang lại, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng trong các thuật toán AI một cách vô cùng trơn tru, hiệu quả.

Ngoài ra, một nguyên nhân chính khiến cho Python là ngôn ngữ được ưa chuộng trọng việc lập trình trí tuệ nhân tạo Ai đó là do ngôn ngữ này sở hữu rất nhiều thư viện hữu ích cho người lập trình AI. Có thể nói, đây là một loại ngôn ngữ lập trình vô cùng phổ biến và có số lượng người học rất lớn. Có rất nhiều cơ hội, phương tiện để chúng ta có thể học tốt loại ngôn ngữ này, cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là học trực tuyến.

AI trong Java

Nếu như ngôn ngữ Python là nguồn cung cấp thư viện dồi dào cho AI thì chúng ta còn cần tới ngôn ngữ Java để thiết lập những tính năng đặc biệt và cần thiết cho các dự án AI.
Java luôn được coi là một sự lựa chọn rất hợp lý cho người lập trình AI bởi nó có thể giúp ta code rất nhiều các thuật toán trong số vô cùng các thuật toán khó của AI. Ngoài ra, các dự án AI còn cần tới một tính năng đặc biệt khác của ngôn ngữ lập trình Java, đó chính là khả năng mở rộng.

AI trong Prolog

Prolog là một trong số 5 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Prolog cũng được sử dụng rất nhiều và đem lại hiệu quả khá cao trong các dự án AI bởi tính năng, sự khả dụng của nó. Vai trò, sự hữu ích của ngôn ngữ Prolog được đánh giá là ngang bằng với ngôn ngữ Lisp, thậm trí, nó còn sở hữu một số cơ chế đặc biệt và vô cùng hữu ích trong quá trình xây dựng những dự án AI. Lĩnh vực mà ngôn ngữ lập trình AI phù hợp và được sử dụng nhiều nhất đó là lĩnh vực y tế, một lĩnh vực rất quan trọng trong đời sống, xã hội của con người.

Một số ứng dụng tiêu biểu của AI

 AI trong hồ sơ sức khoẻ điện tử :

Năm 2009, Bộ Y tế Hoa Kỳ bắt đầu khuyến khích áp dụng EHRs. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã gặp nhiều thách thức, các rào cản chính bao gồm sự hài lòng thấp của nhân viên y tế với hệ thống EHR, nhất là các vấn đề về khả năng tương tác và độ trễ trong thực hành hồ sơ sức khoẻ điện tử, nhất là tại các cơ sở chăm sóc ban đầu.

Hiện nay, EHR đã trở thành một trong những công việc tiêu tốn nhiều thời gian nhất của nhân viên y tế tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Công nghệ AI hứa hẹn có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thu thập, lưu trữ, định dạng lại và theo dõi dữ liệu lâm sàng, cũng như các kế hoạch và đánh giá cá nhân hóa.

AI trong chẩn đoán :

Lỗi chẩn đoán là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chất lượng và an toàn trong chăm sóc sức khỏe. Tại Mỹ, ước tính tỷ lệ lỗi chẩn đoán ngoại trú là 5,08% tương đương 12 triệu người mỗi năm. Khoảng một nửa trong số các lỗi này là có khả năng gây hại.

Công nghệ AI đã được sử dụng để cải thiện chất lượng chẩn đoán, đặc biệt là trong X quang. AI dựa trên nguồn dữ liệu 129.450 hình ảnh lâm sàng để chẩn đoán bệnh ngoài da, kết quả đã chứng minh rằng hệ thống này có thể phân loại ung thư da ở mức tương đương với các bác sĩ da liễu.

Một thuật toán dựa trên hình ảnh cộng hưởng từ của chuyển động tim cho phép dự đoán chính xác kết quả bệnh nhân bị tăng áp phổi; một phương pháp phân loại nhịp tự động trong phân tích điện tâm đồ liên tục (ECGs) ở những bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng. Một nghiên cứu khác đã xem xét các kết quả đầy hứa hẹn sử dụng AI trong hình ảnh đột quỵ và cho rằng công nghệ AI có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh nhân đột quỵ.

AI trong robots y học :

Các ứng dụng của công nghệ AI y tế cũng bao gồm các robot và thiết bị y tế hỗ trợ. Ví dụ, robot điện thoại có thể tạo điều kiện giao tiếp giữa bệnh nhân với các chuyên gia y tế; thiết bị đi bộ hỗ trợ có thể giúp điều phối đi, đứng hoặc ngồi; và robot giống như động vật có thể giao tiếp và xác định bệnh nhân.

Robot cũng có thể được sử dụng trong phẫu thuật với tư cách là trợ lý bác sĩ phẫu thuật, hệ thống phẫu thuật da Vinci là một trong những hệ thống phẫu thuật robot được sử dụng phổ biến nhất.

AI Ứng dụng trên Tivi

Công nghệ AI là từ viết tắt của Artifical Intelligence, tạm dịch là trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI sử dụng các thuật toán để mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho các thiết bị điện tử. Quá trình này bao gồm 3 việc chính đó là học tập, lập luận và tự sửa lỗi.

Với nền tảng trí tuệ nhân tạo ThinQ được tích hợp sẵn trên các dòng tivi của LG, người dùng dễ dàng tận hưởng những tính năng tiện lợi từ công nghệ hỗ trợ giọng nói tiên tiến, mọi thao tác với tivi được thực hiện một cách nhanh chóng chỉ bằng những mệnh lệnh bằng lời nói qua bộ điều khiển.

Bước sơ khởi của AI trên các thiết bị nghe nhìn như tivi bắt đầu từ giữa năm 2017, khi mà AI giống như một trợ lí của người dùng, học hỏi cách mà người dùng sử dụng chính chiếc tivi của mình.

Các ứng dụng đặc biệt của AI trên đời sống thực tế bao gồm các hệ thống chuyên gia, tính năng nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).

Trên tivi, công nghệ AI giúp người dùng thao tác, điều khiển một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Đồng thời, còn tích hợp trong các chíp xử lý hình ảnh mang lại chất lượng hình ảnh tùy biến theo từng môi trường từ đó mang lại màu sắc, độ tương phản, cũng như trung thực của màu sắc trở nên thông minh và hoàn hảo nhất đến cho người dùng theo từng nội dung phát khác nhau.

Samsung cũng đã tích hợp tính năng AI này thông qua SmartHub trên các dòng Tivi QLED của mình, cũng như IoT (Internet of Thing) trên các dòng tivi trước đó. Với công nghệ AI, Tivi QLED Q900R của Samsung có khả năng nâng cấp hình ảnh và âm thanh tương xứng với mức 8K từ các nguồn tín hiệu đầu vào bất kể chất lượng và định dạng.

Ứng dụng trên điện thoại

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được tích hợp trên smartphone từ lâu kể từ khi trợ lí ảo Siri trên iPhone ra đời. Năm 2017 chứng kiến cuộc đua tích hợp trí tuệ nhân tạo dưới dạng trợ lý ảo của các hãng smartphone như trên Google Pixel, HTC U Ultra, LG G6 và sắp tới là Galaxy S8.

Siri có thể giúp iPhone thông minh hơn nhờ có những tác vụ thông minh qua điều khiển giọng nói như: nhắc nhở; đọc, soạn và gửi tin nhắn; thông báo thời tiết; tìm thông tin; thiết lập một cuộc hẹn; gửi email; chỉ đường; bật một bản nhạc; tán gẫu những câu cơ bản với Siri.

Sense Companion – trợ lí ảo mới được giới thiệu trên HTC U Ultra cũng có thể thực hiện các hành động thông minh: nếu trời mưa, Sense Companion sẽ hiện thông báo trước khi người dùng ra khỏi nhà; nếu đang trong giờ nghỉ và không có ghi chú cấp bách nào, trợ lí ảo này cũng sẽ tự động tắt các chuông báo giờ cài đặt trước đó.
 

Ứng dụng trên Thiết bị âm thanh

Thiết bị âm thanh như hệ thống loa hay các loại loa mini được các hãng công nghệ sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng về sự tiện ích của các loại loa thông minh trên thị trường.
Cụ thể có thể kể đến tại sự kiện IFA 2018, Sony đã cho ra mắt chiếc loa nhỏ gọn thuộc dòng Extra Bass mang tên XB510G. Nó được tích hợp microphone để có thể gọi Google Assistant (một trợ lý cá nhân ảo có thể tham gia trò chuyện hai chiều, điều khiển qua giọng nói), biến nó trở thành một chiếc Google Home (chiếc loa thông minh mini của Google) loại lớn, và có khả năng kết nối với các loa khác để mở rộng tầm nhạc.
Xem thêm về trí thông minh nhân tạo: AI

Bước 5: Thiết kế giao diện và tối ưu trải nghiệm người dùng  UI/UX

UI/UX là gì?

Để biết thiết kế UI (User Interface) là gì, cần hiểu về từ cụm từ này. UI là viết tắt của cụm từ User Interface. Như vậy UI design được định nghĩa là công tác thiết kế giao diện người dùng.

Như vậy UI design được định nghĩa là công tác thiết kế giao diện người dùng. Nói một cách đơn giản, UI là tất cả những gì người dùng tiếp cận bằng mắt được trên một ứng dụng hay website.

Chính là những gì chúng ta thiết kế lên sản phẩm để người dùng nhìn thấy. Công việc của UI Designer là dựa vào các mô tả chức năng để vẽ lên giao diện, các thành phần, bố cục, màu sắc…..Người làm UI Designer cần thành thạo các công ui design tools như các  Photoshop, Sketch, XD, Illustrator, Figma….

Đó là toàn bộ bố cục, hình ảnh, màu sắc, font chữ và tất cả những gì được trình bày trên web hoặc app.

UI design – thiết kế giao diện người dùng

UI design sẽ là quá trình mà các nhà thiết kế tạo giao diện trên các phần mềm, thiết bị. Nhiệm vụ của công việc này có thể coi là sự truyền tải thông điệp từ designer và nhà cung cấp đến người dùng.

Thông qua đó, người dùng có thể hiểu và dễ dàng sử dụng những ứng dụng này hơn. Điều đó cũng có nghĩa là tạo một sự hướng dẫn không chỉ dễ hiểu mà còn phải thân thiện với người dùng.

Bất kể nội dung và mục đích của website hay app đó là gì, trước khi nó được truyền đạt hay thực hiện thì phải tiếp cận được với người dùng.

Những gì mà UI design thể hiện là dành cho bước tiếp cận này. Người dùng sẽ nhìn thấy hình ảnh, bố cục hay màu sắc của web và app trước tiên và có thể sẽ quyết định nên tiếp tục trải nghiệm nó hay không.

Hành vi của người dùng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan tâm của họ. Một UI designer không chỉ tạo nên giao diện theo cách mà mình muốn và nghĩ rằng nó phù hợp.

Quá trình thiết kế UI phải lấy trọng tâm là người dùng. Do đó trước khi thực hiện, UI designer cần tìm hiểu người dùng. Dự đoán được những mong muốn và đáp ứng nó bằng một thiết kế thân thiện với họ là rất cần thiết.

Phân biệt UI/UX và mối liên hệ giữa chúng để xây dựng đúng

UX và UI design

Thường thì hai thuật ngữ này luôn đi cùng với nhau. Nếu như UI là thiết kế giao diện thì UX thuộc về trải nghiệm. Một bên tác động trực tiếp vào thị giác, một bên liên quan đến những cảm nhận, suy nghĩ trong quá trình sử dụng.

Công việc của UI designer chủ yếu làm việc với các công cụ đồ họa. Mặc dù có chức năng khác nhau nhưng thực tế thì đây là 2 thành phần bổ trợ cho nhau.

Điểm chung lớn nhất là cả UX và UI design đều có vai trò mang lại sự thoải mái cho người dùng. Và quan trọng là cả 2 phải được đầu tư như nhau thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một webstie có giao diện thu hút, hấp dẫn nhưng lại có nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Hay một app vô cùng hữu ích nhưng hình ảnh và màu sắc lại rất tệ và khó nhìn. Cả 2 sản phẩm như vậy đều sẽ khiến người dùng khó chịu và rời bỏ rất nhanh.

Một vài ý kiến cho rằng, UI là một công cụ xử lý và sắp xếp các yếu tố trong UX. Hiểu theo cách này, trải nghiệm người dùng có được tối ưu hay không một phần nhận ảnh hưởng từ thiết kế UI.

Đây là một trong những yếu tố nhấn mạnh tầm quan trọng của UI design mà chúng ta sẽ bàn đến dưới đây.

Có nhiều yếu tố trong UI design

Bố cục UI design

Bố cục trong UI design tạo một cái nhìn tổng quát cho người dùng khi đầu tiên bước vào web/app. Bố cục cần được sắp xếp đơn giản, rõ ràng nhưng cũng cần sự thu hút. Người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy thứ họ muốn. Đồng thời, nó cũng sẽ kích thích người dùng đi đến những phần mà bạn muốn.

Font chữ UI design

Font chữ cũng có khả năng hấp dẫn thị giác mạnh mẽ. Do đó nó cũng có vai trò rất lớn trong UI design. Các dòng chữ tinh tế và phù hợp sẽ khiến cho tổng thể trở nên thu hút hơn.

Màu sắc UI design

Trong thiết kế thì màu sắc chắc chắn đóng vai trò quan trọng. Nó tác động mạnh mẽ đến cảm nhận của người dùng. Bên cạnh đó, màu sắc cũng cần tạo sự nổi bật và đặc trưng và bám sát sản phẩm của công ty.

Đồ họa UI design

Cuối cùng để chuyền tải thông tin một cách hấp dẫn và hiệu quả thì rất cần một thiết kế đồ họa đẹp. Điều này cũng cần designer hiểu sản phẩm của mình cũng như hiểu khách hàng. Những hình ảnh đẹp và ấn tượng nên ở trên giao điểm của tất cả các bên.

Dịch vụ thiết kế UI chuyên nghiệp cho ứng dụng tại Jujo Fashion

UI design gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong thiết kế website và ứng dụng. Với tất cả những vai trò nói trên, thiết kế giao diện cho thấy sức mạnh của mình trong thu hút và thỏa mãn người dùng. Điều này rất gần với việc chinh phục khách hàng.

Hiện nay, Jujo Fashion là một trong những công ty chuyên thiết kế ứng dụng và website hàng đầu. Đi kèm theo đó là dịch vụ UI design chuyên nghiệp và chất lượng.
Giao diện app và trải nghiệm người dùng có tầm quan trọng rất lớn. Nhiều đơn vị rất chú trọng đầu tư chi phí vào phần này để nâng cao chất lượng app.

Bước 6: Chuẩn bị các chi phí cần thiết

Thông thường thiết kế app theo mẫu sẽ có giá rất rẻ nhưng hiệu quả hoạt động thường không cao. Với thiết kế app theo yêu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn tính năng linh hoạt và phù hợp hơn. Việc phát triển, nâng cấp app sau này cũng sẽ dễ dàng hơn.

Chi phí ban đầu

  1. Chi phí để thiết kế
  2. TÊN MIỀN ADMIN TOOL – Đăng ký 1 lần
  3. SERVER DỮ LIỆU – Server cao cấp 20Gb, duy trì hàng năm: 2.060.000 vnd/năm.
  4. GOOGLE DEV & APPLE DEV – duy trì App hoạt động chính thức trên Google Play và appstore.

Chi phí duy trì, bảo trì app:

Bên cạnh thiết kế app giá bao nhiêu thì bạn cũng cần quan tâm đến chi phí duy trì app sau này. Sau thời hạn bảo hành, bạn phải trả các chi phí về bảo trì, sửa lỗi, nâng cấp app,…

Đối với các nhu cầu tính năng mới, làm theo ý tưởng.

Lời khuyên là các bạn nên tìm kiếm những công ty uy tính trong ngành để được tư vấn kỹ hơn. Bởi không phải công ty nào cũng có đủ trình độ và nhân lực để triển khai các ý tưởng của khách hàng nên việc lựa chọn các tên tuổi là việc không phải chuyện dễ.

Jujo Fashion hân hạnh là một trong những doanh nghiệp luôn tiên phong trong công tác huấn luyện và đưa các công nghệ mới nhất ứng dụng vào app của chúng tôi.

Bạn có thể liên hệ với Jujo Fashion qua:
Facebook;

Zalo (0941815427)

Website: jujofashion.com để nhận được tư vấn và hỗ trợ phát thảo, thực thi ý tưởng của bạn.

Bước 7: Chọn đơn vị làm app phù hợp

Mỗi đơn vị sẽ có cách tính giá thiết kế app khác nhau. Cũng sẽ có sự chênh lệch giá giữa công ty nước ngoài hay freelancer. Quan trọng là bạn lựa chọn được công ty thiết kế app uy tín, phù hợp.

Jujo Fashion hiện đang là một trong những công ty thiết kế app hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, Jujo Fashion tập trung những tính năng chuyên biệt, rút ngắn thời gian thực hiện. Từ đó giảm tổng chi phí sở hữu cho doanh nghiệp.

Quy trình báo giá app

Để biết thiết kế app giá bao nhiêu, bạn cần liên hệ trực tiếp với từng đơn vị thiết kế. Với báo giá từ Jujo Fashion, chúng tôi sẽ tiếp nhận yêu cầu và gửi lại báo giá chi tiết cho khách hàng. Quy trình báo giá của Jujo Fashion thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

Khai thác thông tin và làm rõ ý tưởng của khách hàng về dự án thiết kế app. Tiến hành mô tả sơ bộ những chức năng cần có của app.

Bước 2: Phân tích dựa trên yêu cầu khách hàng và báo giá sơ bộ

Dựa vào yêu cầu của khách hàng để đưa ra phương án thiết kế app tối ưu. Đưa ra báo giá sơ cho khách hàng tham khảo.

Bước 3: Đề xuất phương án xây dựng app

Mô tả chi tiết tính năng và hướng xử lý của phương án thiết kế. Trình bày đề xuất phương án thiết kế cho khách hàng, thêm hoặc bớt tính năng.

Những Bài Viết Liên Quan
Thiết kế website hcmspot_img

Phổ biến nhất