Các dự án thành phần thuộc cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, đoạn đi qua Lâm Đồng sẽ sớm được triển khai. Đây là tín hiệu bắt đầu cho sự thăng hạng của bất động sản nơi đây.

Lâm Đồng là một tỉnh vốn có nền tảng khá tốt về du lịch. Tuy nhiên, những rào cản trong vấn đề hạ tầng đã khiến địa phương nhiều năm qua có sức bật không như kỳ vọng.

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mang ý nghĩa, vai trò của dự án hạ tầng trọng điểm đối với địa phương cũng như khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Tuyến đường này sẽ là chiếc cầu nối về mặt kinh tế – xã hội, đồng thời tạo đà cho bất động sản hướng núi tại Lâm Đồng có sự thay đổi rõ nét hơn.

Đối với đầu tư bất động sản nói chung, hạ tầng nắm giữ vị trí khá quan trọng trong nhóm các tiêu chí lựa chọn. Thông qua hạ tầng sẽ phản ánh nhiều yếu tố, bao gồm tính thanh khoản, cơ hội sinh lợi và tiềm năng tăng giá. Không sai nếu khẳng định, sự thuận tiện trong kết nối giao thông đóng góp vào việc định hình giá trị bất động sản.

cao toc

Toàn cảnh về dự án trọng điểm cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Tổng quan quy hoạch dự án

Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có chiều dài 200,3 km:

Điểm đầu tại Km0 trên QL1A, trùng với Km54+794,07 Dự án Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)
Điểm cuối dự án tại Km199+717,53, trùng với Km208+250 trên đường cao tốc Liên Khương – Prenn (tỉnh Lâm Đồng).
Theo quy hoạch, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương thuộc nhóm đường cao tốc loại A (theo TCVN 5729-97), với các thông số cụ thể như sau:

Vận tốc thiết kế:
Đạn Dầu Giây – Tân Phú: tốc độ thiết kế 100 -120 km/h;
Đoạn qua đèo Chuối, đèo Bảo Lộc: tốc độ thiết kế 80 km/h;
Đoạn Bảo Lộc – Liên Khương: tốc độ thiết kế 100 km/h.
Quy mô đầu tư: 4 làn xe cao tốc, chiều rộng nền đường 22m (đoạn có vận tốc thiết kế 80km/h) và 24,5m (đoạn có vận tốc thiết kế 100 -120 km/h), giải phân cách giữa bằng bê tông xi măng.
Toàn bộ dự án được chia thành 03 dự án thành phần, trong đó, đoạn qua tỉnh Lâm Đồng có chiều dài khoảng 140km, chạy qua các huyện gồm: Đạ Huoai, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và Đức Trọng. Cụ thể như sau.

cao toc img

Dự án thành phần 1: Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Bắt đầu tại Km0+000 thuộc điểm cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, bắt đầu giao với Quốc lộ 1 đoạn Km1829+500 (điểm cuối cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây). Điểm cuối tại Km59+594 giao cắt với Quốc lộ 20 (xã Phú Sơn, Tân Phú, Đồng Nai).
Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.433 tỷ đồng, hình thức đối tác công tư; Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có thẩm quyền triển khai.
Dự án thành phần 2: cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

Tổng chiều dài 66km, trong đó 55km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng. Bắt đầu từ xã Phú Trung, huyện Tân Phú đến đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc.
Quy mô 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp.
UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo phương thức PPP, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng hơn 16.200 tỷ đồng.

caotocdaugiay

Dự án thành phần 3: cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Nằm hoàn toàn trên địa phận tỉnh Lâm Đồng, có chiều dài 74km, cũng là phân đoạn cuối cùng trong tổng dự án. Điểm đầu tại đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc và điểm cuối tại đường cao tốc Liên Khương – Prenn.
Giai đoạn 1, cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, không có làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 80 km/h. Ở giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ đầu tư để đạt tiêu chuẩn cao tốc 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Tổng vốn đầu tư dự án là 14.383 tỷ đồng, cũng được giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức, thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.

Tiến độ thực hiện cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Tháng 1/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuẩn bị thực hiện Dự án Đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Ngày 22/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, thông báo kết luận về việc triển khai Dự án.

Ngày 09/12/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng được Thủ tướng Chính Phủ giao cho địa phương thực hiện đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Ngày 23/03/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng gửi tờ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.

Ngày 25/06/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa kiến nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo hình thức đối tác công tư.

Ngày 27/06/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các thủ tục theo quy định pháp luật, phấn đấu khởi công đoạn Tân Phú – Bảo Lộc trong quý II/2023 và hoàn thành các dự án trong năm 2026.

Đến nay, các bộ ngành, cơ quan có liên quan đang nỗ lực phối kết hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thành phần thuộc cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Ý nghĩa của cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với Lâm Đồng

03 dự án thành phần với quy mô và định hướng quy hoạch bài bản, không chỉ đem lại giá trị về giao thông cho khu vực đi qua mà còn hình thành chuỗi kết nối thông suốt, có giá trị lớn về mặt kinh tế – văn hóa – xã hội.

Đối với riêng Lâm Đồng, đây sẽ là cơ hội và cũng là thời điểm cực kỳ tốt để tận dụng tạo ra bước nhảy vọt cho du lịch lẫn thu hút đầu tư, tăng nhiệt cho thị trường địa ốc. Khi những rào cản được tháo bỏ, địa phương có các điều kiện tốt hơn để tạo đà bứt phá.

maps cao toc top

Giao thông thuận tiện, vươn tầm quốc tế

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nắm giữ vai trò là cầu nối của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ khi liên kết với đường Trường Sơn Đông – trục giao thông xuyên suốt 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, rút ngắn thời gian đi từ Đà Lạt với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Trong tương lai, khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ bổ sung một số trục tuyến cao tốc liên thông như cao tốc Đà Lạt – Nha Trang; Đà Lạt – Phan Thiết; Liên Khương – Buôn Ma Thuột,… Xét về dài hạn, dự án hiện nay sẽ kết nối với các tuyến cao tốc trên, hình thành động lực liên kết vùng chặt chẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng.

Dự án cũng góp phần phát huy tối đa phát triển liên kết vùng giữa tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ; rút ngắn một số hạng mục đầu tư và các dự án trọng điểm khác. Lâm Đồng sẽ có điều kiện để tiếp cận và học hỏi các thành tựu, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động quy mô (hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế),…

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sau khi hoàn thành cũng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ các tỉnh phía Nam về Lâm Đồng, đồng thời giải quyết được tình trạng kẹt xe diễn ra trên đoạn đèo Bảo Lộc, hạn chế được rủi ro từ những khúc cua nguy hiểm. Từ Tp. Hồ Chí Minh về Đà Lạt chỉ còn khoảng 3 giờ di chuyển, từ Tp. Hồ Chí Minh đến Bảo Lộc cũng chỉ còn khoảng 2 giờ. Một khoảng thời gian lý tưởng cho các hành trình khám phá và trải nghiệm.

Mở lối cho dòng vốn đầu tư

Khi yếu tố hạ tầng được khơi thông sẽ tạo ra sự thúc đẩy mạnh mẽ cho dòng vốn dịch chuyển. Các doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước đều đang nhìn nhận Lâm Đồng như một điểm đến tiềm năng có thể khai thác đa giá trị, nhất là du lịch và phát triển đô thị. Lượng khách du lịch tại đây, những người có sự yêu thích dành cho khí hậu, cảnh quan Lâm Đồng là cơ sở quan trọng cho các mô hình nghỉ dưỡng, trải nghiệm mang tính khám phá cũng như sáng tạo cho nhiều lĩnh vực khác như thương mại, giải trí,…

Đây chính là lý do vì sao thời gian gần đây, rất nhiều ông lớn tìm về Lâm Đồng để khởi động cho các dự án quy mô. Hiện nay, trên thị trường đã có sự góp mặt của những cái tên như: Tập đoàn Hưng Thịnh, CTCP Tập đoàn Nam Miền Trung, Tập đoàn T&T, Tập đoàn Futa, CTCP Tập đoàn Đèo Cả,… Các dự án đều là những dự án quy mô, vốn đầu tư khủng và đặc biệt là biết khai thác lợi thế quỹ đất từ các huyện, xã lân cận đô thị trung tâm.

Giữa các địa phương đang có sự phối kết hợp nhằm khuyến khích đầu tư nhưng đồng thời làm tốt công tác giữ gìn, phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và đảm bảo quy hoạch nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.

Ở góc độ bất động sản, Lâm Đồng đang có lợi thế rất lớn cho các khu nghỉ dưỡng hướng núi. Khi giao thông – nút thắt quan trọng được gỡ bỏ, du khách sẽ có thiên hướng lựa chọn mô hình nay thay cho nghỉ dưỡng biển đang bão hòa. Nghỉ dưỡng núi mang tính độc bản và sự mới lạ trong việc kiến tạo không gian xanh, giúp con người tìm ra các giá trị sâu sắc về “thân – tâm – trí”.

Mới đây, tại Bảo Lâm, huyện nằm sát cạnh Bảo Lộc vừa ra mắt khu nghỉ dưỡng chuẩn mực thượng lưu Da Naur villas & homestay. Lần đầu tiên, một khu nghỉ dưỡng với những xu hướng mới mẻ được kết hợp và từng bước thay đổi tư duy về sự nghỉ ngơi đúng nghĩa. Định hướng “thuận tự nhiên” của Da Naur cũng chính là thước đo mà bất động sản nghỉ dưỡng hiện đại đang hướng đến.

Bất động sản Lâm Đồng đang thực sự sang trang với cú hích mạnh mẽ từ tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Khi các dự án thành phần chính thức được khởi công và dần đi vào hoạt động, những thay đổi tích cực sẽ một hiện diện rõ nét hơn.