Chúng ta điều biết, sơn bề mặt giúp kim loại bền, đẹp, tăng thêm tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế. Các kim loại như sắt, thép, nhôm sơn bề mặt rất dễ dàng, vậy liệu inox có sơn được không? Cách sơn tĩnh điện cho inox gồm nhưng bước nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới đây.
Inox có sơn được không?
Inox là loại họp kim có bề mặt trơn nhẵn, bóng loáng, rất khó sơn nên không thể dùng công nghệ sơn thông thường. Cần phải gia công mài tạo độ nhám và sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện để sơn lên bề mặt inox.
Inox sơn tĩnh điện được không? Sơn tĩnh điện có thể sử dụng để sơn lên bề mặt mọi loại inox, từ inox 304, 201 đến 316…
Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện lợi dụng sức hút của kim loại bị nhiễm điện để phủ sơn điều và chắc chắn lên bề mặt inox. Loại sơn dùng trong công nghệ này thường là sơn bột, hạt nhỏ liti, đảm bảo mịn màn sau khi được sơn và bám dính trên bề mặt inox.
Trước tiên, cần tĩnh điện để inox và các hạt sơn, khi chúng nhiễm điện thì sẽ dính chắc vào nhau, tạo nên bề mặt được sơn với màu sắc đẹp, độ bền cao.
Công dụng khi sơn tĩnh điện inox
Sơn tĩnh điện cho inox làm tôn kém nhiều chi phí, khiến giá thành inox cao hơn so với inox thông thường. Tuy nhiên, trong rất nhiều ứng dụng, khách hàng đã chọn sơn tĩnh điện bề mặt, bởi vì:
Bảo vệ bề mặt inox
Mặc dù bề mặt inox trơn, mịn, nhưng chúng cũng rất dễ bị trầy xước, khiến chúng đánh mất đi tính thẩm mỹ vốn có.
Sơn tĩnh điện giúp bảo vệ bề mặt inox không bị trầy xước, chịu tác động mạnh tốt hơn, giữ được tính thẩm mỹ của sản phẩm inox.
Sơn tĩnh điện cũng giúp sản phẩm inox chống ăn mòn, gỉ sét tốt hơn, đặc biệt là những dòng inox có khả năng chống ăn mòn kém.
Đẹp và thẩm mỹ hơn
Không chỉ giúp bảo vệ tính thẩm mỹ, sơn tĩnh điện còn cho phép sơn lên bề mặt inox nhiều màu sắc khác nhau, khiến sản phẩm inox đẹp hơn, thẩm mỹ hơn, tăng thêm sự sang trọng và cao cấp cho các ứng dụng sử dụng chúng.
Chống bám bẩn, dễ dàng vệ sinh
Sơn tĩnh điện giúp inox chống bám bẩn tốt hơn, vệ sinh thuận tiện và dễ dàng hơn, luôn giữ được độ sáng bóng ban đầu.
Bài viết liên quan: Khối Lượng 1m2 Inox 304 Nặng Bao Nhiêu Kg?
Hướng dẫn cách sơn tĩnh điện cho inox
Sơn inox là một quy trình kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác để đảm bảo độ bền và thẩm mỹ của lớp sơn. Dưới đây là các bước sơn tĩnh điện inox.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Trước tiên, cần làm sạch bề mặt, loại bỏ hết dầu mỡ, bụi bẩn, vết hoen ố, gỉ sét hay các chất ô nhiễm bám trên bề mặt inox.
Tiếp theo, sử dụng giấy nhám phù hợp để mài tạo độ nhám cho bề mặt, tăng khả năng bám dính của sơn lên bề mặt inox.
Bước 2: Sơn lót
Cần sử dụng loại sơn lót chuyên dụng cho inox, sau đó tiến hành sơn lót đều, mỏng và phải phủ kính toàn bộ bề mặt.
Sơn lót giúp tạo liên kết giữa bề mặt inox và lớp sơn phủ, giúp tăng khả năng bám dính, bảo vệ bề mặt khỏi các tác động từ môi trường.
Ngoài ra, sơn lót còn có nhiều tác dụng như:
- Giúp lớp sơn phủ không bị bong, phồng rộp
- Giúp nước sơn bóng đẹp hơn.
- Che bớt khuyết điểm trên bề mặt inox.
- Ngăn sự tiếp xúc giữa bề mặt và môi trường, giảm ăn mòn, oxy hoá.
- Chống lại các ảnh hưởng của thời tiết.
Bước 3: Sơn phủ
Sau khoảng 16 tiếng sơn lót, bạn có thể bắt đầu tiến hành sơn phủ bề mặt inox bằng các loại sơn khác nhau như sơn polyurethane, sơn acrylic, sơn epoxy.
Cần sơn đều, mỏng, tránh chảy sơn, sau đó sấy khô và sơn lớp thứ 2 với độ dày cao hơn, tiếp tục sấy khô để sơn phủ bám chắc chắn trên bề mặt.
Sơn phủ là lớp bảo vệ cuối cùng cho bề mặt inox, chúng có nhiều tác dụng như:
- Tạo màu và làm đẹp bề mặt inox.
- Tăng khả năng chống ăn mòn của inox trong mọi điều kiện.
- Bảo vệ bề mặt inox dưới các tác động, tăng tuổi thọ của sản phẩm inox.
Bước 4: Kiểm tra
Cần kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt sau khi sơn để đảm bảo không có vết sơn lem, bong tróc.
Bài viết giúp bạn biết được inox có sơn được không, tác dụng của sơn tĩnh điện cũng như cách sơn tĩnh điện cho inox 304, 201. Hi vọng thông tin sẽ hữu ích với bạn.