Mua đất nền dự án, đầu tư bất động sản là một kênh đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư hướng đến vì mức độ sinh lời cao và nhu cầu của thị trường ngày càng lớn. Trong đó việc đầu tư, mua đất nền dự án luôn được các nhà đầu tư và khách hàng đánh giá cao và luôn có câu hỏi có nên mua đất nền dự án.
Trong đầu tư bất động sản đất nền là loại hình đầu tư không hề mới tuy nhiên cũng không cũ, hiện nay các chủ đầu tư thường quy hoạch đất nền sau đó phân lô tách thửa là bán cho các nhà đầu tư, khách hàng. Hãy cùng mình tìm hiểu những 6 kinh nghiệm mua đất nền dự án.
Nội dung liên quan:
Khi nào chủ đầu tư được bán đất nền? Cách nhận biết dự án đất nền không đủ điều kiện
Đất nền là gì? Cách phân biệt đất nền? 4 Kinh nghiệm khi đầu tư đất nền
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Sẽ Được Mở Rộng Lên Đến 17M trong năm nay
6 Kinh nghiệm mua đất nền dự án
Tính toán cân nhắc khả năng tài chính của bản thân, gia đình
Theo kinh nghiệm mua đất nền dự án mất khả năng chi trả là một trong những yếu tố dẫn đến thất bại khi đầu tư mua đất bất động sản nó làm cho bạn lo lắng không đạt được thời gian sinh lời khi mua một bất động sản đất nền.
Ví dụ như khi bạn thấy một mẫu đất nền cực đẹp bạn muốn mua đất đó tuy nhiên nó lại vượt quá khả năng tài chính của bạn và gia đình rơi vào trường hợp này một số nhà đầu tư chọn giải pháp vay mượn ngân hàng ngân hàng hoặc bạn bè tuy nhiên không tránh khỏi những rủi ro sau khi mua theo mình lưu ý chọn đất nền, khi mua đất dự án:
- Bạn không nên vay quá 50% giá trị của bất động sản
- Lãi suất ngân hàng bạn phải trả hằng tháng không vượt quá 50% thu nhập trong tháng.
Nắm vững thông tin chủ đầu tư và nhà phát triển dự án khi mua đất nền
Lưu ý thị trường bất động sản hiện nay vô cùng sôi nổi dẫn đến không tránh khỏi một số chủ đầu tư lợi dụng tình hình để vu lợi đưa các nhà đầu tư và khách hàng vào những mua đất nền dự án của dự án đất nền ảo, sốt ảo, pháp lý không hoàn thiện.
Theo kinh nghiệm khi mua đất dự án để giảm được rủi ro khi đầu tư bất động sản bạn cần chọn đất nền, tìm hiểu thật kỹ thông tin về chủ đầu tư như checklist sau:
- Lịch sử hay tiểu sử chủ đầu tư đất nền đó
- Chủ đầu tư hợp tác với đơn vị phân phối nào
- Tìm hiểu thông tin về chất lượng của chủ đầu tư của các dự án cũ
- Đất nền phải thấy được – ra sổ được – giao thông đến được
Nói không với tâm lý đám đông khi mua đất
Hiện nay có nhiều nhà đầu tư lựa chọn mua đất nền dự án, bất động sản chỉ dựa trên cơ sở bạn bè giới thiệu, môi giới giới thiệu chỉ tham khảo qua lời nói. Không dành thời gian tìm hiểu thông tin đến tận nơi để xem giao thông, vị trí , dân cư chỉ cần thấy bạn bè mua là mình mua theo với mong muốn sinh lời cao trong tương lai…
Tâm lý đám đông, Không ít khách hàng không có kinh nghiệm được một số đối tượng cò chèo kéo đến mua đất dự án của một số dự án ảo và ở đó cũng có rất đông người tạo cho bạn tâm lý không mua đất này thì sẽ bị mua hết. Sau khi bạn quyết định mua thì 1 tháng 2 tháng 3 tháng sau khi vực đó vắng bóng không còn một ai. Không biết khi nào ra sổ, tiện ích tiện nghi điện, nước, cầu cống, đường xá không có, không bóng người… và không biết bao giờ thu hồi vốn.
Lưu ý việc kinh nghiệm mua đất nền theo tâm lý đám đông là cực kỳ nguy hiểm, những dự án tại trung tâm thì giá bán cao khó thu hồi vốn, vùng ven thì pháp lý còn mập mờ. Vì vậy khi mua đất nền hay đầu tư bất động sản đất nền bạn cần tìm hiểu thật kỹ để tránh tình trạng rơi vào khủng hoảng.
Tránh trường hợp mua đất chung, đồng sở hữu quyền sử dụng đất
Lưu ý quy định phân lô tách thửa đất nền tại mỗi khu vực là khác nhau và có thể thay đổi theo năm. Nếu nhà đầu tư mua đất chung, sở hữu chung với một nhà đầu tư khác nếu xảy ra tranh chấp thì rất khó để chọn đất nền và phân chia, phân quyền và thủ tục vô cùng khó khăn.
Ví dụ: Nhà đầu tư A và nhà đầu tư B đồng sở hữu quyền sử dụng miếng đất nền dự án đất nông nghiệp C với diện tích 850m2 tại Thị trấn Tân Bình. Sau khi mua đất dự án xảy ra tranh chấp ông A và C không thể phân lô tách thửa vì:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định số: 25/2017/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2017 về việc quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương:
Đối với đất nông nghiệp:
Đơn vị hành chính | Diện tích (m2) |
Tại các phường | 300 |
Tại các thị trấn | 500 |
Tại các xã | 1.000 |
=> Theo quy định điện tích tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp tại Thị Trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương là 500m2.
Lưu ý giấy tờ pháp lý và quy trình ra sổ khi mua đất
Một lưu ý nữa là các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về đất nền dự án, tránh mua đất chung giấy sở hữu quyền sử dụng đất. Việc bạn mua đất nền mà có chung sổ của các chủ đầu tư sẽ khá rắc rối trong việc thủ tục hồ sơ, tách sổ, thủ tục hồ sơ pháp lý của khu đất nền dự án đó. Theo kinh nghiệm đa số đất chung sổ là đất chưa được phân lô, tách nền, thường vướng mắc về pháp lý, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với người mua. Do đó, các chuyên gia khuyên nhà đầu tư tuyệt đối không bỏ tiền vào loại hình này.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm mua đất nền dự án cho thấy các nhà đầu tư đi khi mua đất dự án, mua đất cần chú ý đến diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa. Thực tế đã có không ít trường hợp diện tích đất nền không đủ yêu cầu, sau đó không được ra sổ chứng nhận quyền sử dụng đất như mong muốn.
Các loại giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đầu tư dự án, giấy phép xây dựng, giấy phép thẩm định, thiết kế…. đây là một số giấy tờ bạn có thể cần xem xét trước khi mua đất nền.
Lưu ý 1: khi mua đất nền dự án bạn cần tìm hiểu kỹ nền đất bạn mua đã được phân lô tách thửa chưa tránh trường hợp sau khi mua bạn mới nhận ra mình mua chung với các nhà đầu tư khác, khi ra sổ đồng sở hữu.
Lưu ý 2: diện tích sau khi tách thửa của đất nền là bao nhiêu đủ điều kiện ra sổ không. Để biết được diện tích tối thiểu phân lô tách thửa của các tỉnh, các khu vực bạn có thể tải
Khi mua đất cần xem xét kỹ vị trí trên sổ và vị trí thực tế
Lưu ý hiện nay có một số đối tượng sử dụng một số thủ thuật hô biến một miếng đất nền trên sổ ra một vị trí khác không đúng với vị trí thực tế khác hoàn toàn với vị trí trên sổ để đánh lừa khách hàng không có kinh nghiệm khi mua đất dự án ví dụ như khi mua đất nền dự án, đi xem là một vị trí đường lớn giao thông thuận tiện nhưng lúc mua về sang tên đổi chủ thì mới phát hiện ra một mảnh đất nền khác phía trong và đường nhỏ.