Thách thức về blockchain – Ứng dụng của Blockchain doanh nghiệp cần đối mặt
Blockchain là một khuôn khổ có thể cách mạng hóa internet của vạn vật. Blockchain khác hẳn với các giải pháp IoT khi nó đề xuất phương pháp tính toán phi tập trung để xác minh tất cả các giao dịch một cách an toàn.
Khi chưa có đủ người am tường về công nghệ chuỗi khối, doanh nghiệp Việt chưa thể xây dựng các hệ thống quy mô lớn như nước ngoài.
Nhưng ngay cả ở Mỹ, tình trạng thiếu nhân lực vẫn còn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà tuyển dụng. Thống kê từ mạng xã hội tìm việc LinkedIn cho thấy các từ khóa “blockchain” trong tin tuyển dụng ở Mỹ đã tăng đến 615% từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đón đầu làn sóng blockchain vì những thách thức từ thực tiễn ứng dụng, đầu tiên là thiếu nhân lực, theo lãnh đạo Hiệp hội Blockchain.
Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Blockchain đã chứng tỏ vai trò của mình qua một số ứng dụng blockchain tiêu biểu có thể kể đến.
Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập trung. Hợp đồng thông minh là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập trung. Ở cấp độ phát triển hiện tại của công nghệ, hợp đồng thông minh có thể được lập trình để thực hiện những chức năng đơn giản.
Thu hút vốn được mở rộng
Blockchain đã đưa những sáng kiến thu hút vốn lên một cấp độ mới nhờ có khả năng tạo ra nguồn vốn mạo hiểm nhiều hơn cho các startup. Ta có thể kể đến một ví dụ khi DAO dựa trên Ethereum đã gây vốn được 200 triệu USD chỉ trong 2 tháng. Blockchain có tiềm năng để mở ra một mô hình mới cho hợp tác kinh tế.
Kinh tế chia sẻ
Ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này khi nhắc đến các dịch vụ như Uber, AirBnBm. Khi muốn sử dụng dịch vụ chia sẻ xe phải cần đến trung gian là Uber, cho phép thanh toán ngang hàng, Blockchain mở ra một cách thức mới để tạo sự tương tác trực tiếp giữa các bên.
Quản trị
Với Blockchain tất cả các kết quả đều minh bạch và có thể truy cập công khai. Những hợp đồng thông minh dựa trên Ethereum sẽ giúp tự động hóa toàn bộ quá trình. Một ứng dụng cho ta thấy rõ vai trò của Blockchain với việc quản trị đó chính là Boardroom, với ứng dụng này tổ chức có thể ra quyết định trên Blockchain, nhờ đó quá trình quản lí công ty trở nên minh bạch, kiểm soát được tài sản và những thông tin nội bộ. Nói chung Blockchain thực sự hữu ích đổi với việc quản trị tổ chức.
Kho lưu trữ
Internet giúp lưu trữ thật là một lợi ích rõ rệt. Việc phân phối dữ liệu trong toàn mạng giúp bảo vệ dữ liệu không bị tấn công hay mất. Hơn nữa, một mạng Internet được tạo thành từ những trang web phân tán hoàn toàn có khả năng tăng tốc độ truyền file.
Kiểm soát cung ứng, dự đoán thị trường
Blockchain cung cấp cách thức xác nhận dễ dàng rằng những sản phẩm chúng ta mua là chính hãng. Ngoài việc có thể kiểm soát việc cung cấp, những thông tin từ thị trường cũng rất hữu ích. Sự chính xác của một sự kiện sẽ cao hơn khi có càng nhiều dự đoán về xác suất của sự kiện đó. Ta có thể kể đến một ứng dụng điển hình áp dụng Blockchain trong việc dự đoán thị trường Augur.
Ngoài ra Blockchain còn được ứng dụng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kết hợp với IoT, quản lí danh tính, có tác động mạnh trong vấn đề chống rửa tiền, giao dịch chứng khoán,…
Tuy là một công nghệ khá mới nhưng từ khi xuất hiện đến nay Blockchain đã chứng tỏ được những điểm mạnh và lợi ích thiết thực của mình mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Thách thức thứ hai đến từ việc thiếu những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng. Các nhóm ở Việt Nam thường xuyên tập trung phát triển ứng dụng thay vì phát triển nền tảng blockchain.
Một số doanh nghiệp không chuyên về công nghệ hoặc thiếu nhân sự sẽ gặp khó khăn nếu muốn bước chân vào thị trường này do không có những nền tảng sẵn có để họ tham gia xây dựng.
Quá trình chuyển đổi từ hệ thống tập trung sang hệ thống phi tập trung đòi hỏi rất nhiều công đoạn, tiêu tốn thời gian, tiền bạc và sức người. Nhưng không phải công ty nào cũng chấp nhận rủi ro lớn như vậy.
Theo CB Insights, trên thế giới có một số nền tảng blockchain để các doanh nghiệp có thể sử dụng, trong số đó, Hyperledger Fabric là mạng blockchain công khai được ưa thích nhất với 26% doanh nghiệp sử dụng, tiếp theo là Ethereum chiếm 18% và sau đó mới tới Quorum chiếm 11%.
Ngoài việc thiếu cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc về chính sách, do chưa có khung pháp lý cụ thể về những vấn đề xung quanh công nghệ blockchain như huy động vốn, tài sản ảo… vốn là mối quan tâm chung của các doanh nghiệp.
Theo một khảo sát của công ty kiểm toán Deloitte, có đến 63% doanh nghiệp ở Mỹ cho rằng khuôn khổ pháp lý là rào cản khiến họ còn e ngại trong việc ứng dụng blockchain, dù Mỹ là quốc gia có thái độ cởi mở với blockchain và các bang ở Mỹ đã tích cực tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp bước vào thị trường này.
Nhưng thách thức lớn nhất có lẽ nằm ở mức độ sẵn sàng về kỹ năng công nghệ thông tin của người Việt Nam nhìn chung vẫn còn hạn chế. Tổng Thư ký Hiệp hội Blockchain nhận định, nguyên nhân là do chưa có những hoạt động phổ cập, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và thói quen sử dụng công nghệ của phần lớn người Việt vẫn còn tùy tiện.
Tuy blockchain có ưu điểm là tính bảo mật cao, khó bị hack, nhưng nhược điểm của công nghệ này là không thể khôi phục dữ liệu cá nhân một khi người dùng quên mất khóa riêng tư (private key) để mở tài khoản.
Nếu blockchain được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, mỗi người dân phải tự chịu trách nhiệm cho dữ liệu của mình. Điều đó đòi hỏi người dân cần nâng cao nhận thức để bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách an toàn, tránh rơi vào tình trạng quên mật khẩu hay tiết lộ khóa riêng tư cho người khác.