Thu hoạch tổ yến làm sao đạt hiệu quả vẫn bảo đảm tăng đàn
Không như ở các quốc khác như Malaysia, Indonesia. Cách thu hoạch tổ yến ở Việt Nam có đôi chút khác biệt do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng từng vùng. Việc chăm sóc nhà yến thành công làm thế nào thu hoạch tổ đạt hiệu quả cao nhưng vấn bảo đàm được tăng đàn là một công việc khó và rất cần thiết cho nhà nuôi chim yến.
Mục đích bà con mong muốn các kiến thức thu hoạch tổ yến vẫn đạt được các yêu cầu :
- Tổ đẹp
- Sản lượng ra nhiều
- Chất lượng tổ tốt
- Nhân văn
Nhìn chung kinh nghiệm, chim yến Việt Nam sinh sản 3 đợt và mỗi đợt cách nhau 4 tháng thu hoạch. Giai đoạn thu hoạch rơi vào 3 đợt tháng 3, tháng 7, tháng 11. Tuỳ vào từng mùa, thời tiết mưa đến sớm hay muộn mà bà con có thể hái tổ sớm hay muộn hơn 20 ngày.
Phần lớn miền nam thường thu hoạch sớm hơn miền Trung. Còn riêng miền Bắc không thể nói trước được do khí hậu lạnh dẫn đến chim yến chết hàng loạt năm đó gây thất thu nên bài này mình chưa đề cập đến
👉 Thời điểm thu hoạch tổ yến lúc nào
Hôm nay, tôi sẽ phân tích các thời điểm bà con có thể thu hoạch lúc quan sát. Ưu nhược điểm của 3 thời điểm hái tổ được chi tiết đơn giản hoá cho bà con nắm bắt :
Trước khi đẻ trứng
+ Ưu điểm : Phương pháp hái tổ yến trước khi đẻ trứng giúp tăng sản lượng lấy tổ lên gấp đôi trong 1 mùa. Vì chim yến một khi thấy tổ không còn ở đó, chim yến lập tức xây tổ mới ngay tại vị trí đó. Thời điểm này, tổ yến sạch nhất và không có lông, bụi, phân chim ….
+ Nhược điểm : Chất lượng tổ yến sau khi khai thác lần 2 trên 1 mùa sẽ giảm chất lượng hẳn so với đợt đầu. Các mùa tiếp theo, sức khoẻ chim yến do làm tổ yến liên tục để bù việc tổ mất do khai thác. Nặng nề nhất, chim yến có thể chết vì kiệt sức hoặc rời bỏ nhà nuôi yến đang làm tổ. Phương pháp này chỉ áp dụng cho yến nhà
Sau khi chim yến đẻ 2 trứng
+ Ưu điểm : Giai đoạn thu hoạch tổ yến thời điểm sau khi chim đẻ 2 trứng cho ra tổ dày hơn, vi chất tổ yến chất tốt nhất. Phương pháp này chỉ áp dụng cho yến nhà
+ Nhược điểm : Chim yến dụ về nhà làm tổ sẽ bị giảm đi rất lớn do không có chim non. Chính vì không thuận theo tự nhiên, chim bố mẹ cảm giác không an toàn có thể dẫn đến tình trạng mất chim. Còn bài toán kinh phí mất chim non buộc phải áp dụng công nghệ quy trình chăm sóc ấp trứng tập trung để bù lại số lượng đàn đã mất. Cách này áp dụng cho yến nhà có quy mô lớn số lượng đàn chim lên tới hàng ngàn con.
Chim non rời tổ
+ Ưu điểm : Chim non sau khi phát triển đủ lông đủ cánh sẽ rời đi. Lúc này, bà con thu hoạch là đúng nhất. Thu hoạch thời gian chim con rời tổ bảo đảm tính tự nhiên cho chim mẹ ở lại làm tổ. Chim non cảm giác quen môi trường thân thuộc sẽ quay lại làm tổ ở ngôi nhà đó. Chính vị vậy, cách thu hoạch này giúp tăng đàn rất nhanh trong tương lai. Vi chất trong tổ vẫn bảo đảm được chất dinh dưỡng cao.
+ Nhược điểm : Tổ yến sào thu hoạch không sạch do suốt thời gian làm tổ nuôi chim con, tổ chim dính nhiều tạp chất như lông, phân, … . Cho nên phải tốn công, thời gian xử lý sau khi hái cho ra yến tinh. Việc xử lý không đúng cách tổ yến sau khi thu hoạch sẽ mất đi chất lượng vốn có của nó.
Mặc dù mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm của nó, theo quan điểm của hưng vẫn nên sử dụng phương pháp chim non rời tổ thu hoạch lấy tổ yến. Cách này giúp cho bà con bảo đảm tính tăng đàn trong tương, nhất là tính nhân văn.
Còn phương pháp lấy tổ trước khi đẻ và sau khi chim yến đẻ 2 trứng là phương pháp kỹ thuật hái trộm tổ tăng năng suất lấy tổ làm chim yến kiệt sức dẫn đến chết. Và cách này Hưng sẽ không bao giờ làm để đưa 1 sản phẩm thiếu đi tính nhân văn đến khách hàng
👉 Quy trình và lưu ý khi hái tổ
- Xác đinh thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại cho chi. Bà con nên sử dụng la bàn do mình cập nhật theo mẫu do bên Hưng Pimira cung cấp rồi cơ cấu tỉnh chỉnh lại phù hợp cho vùng nuôi yến của mình
- Lên thời gian kế hoạch chính xác thu hoạch từ 07h00 đến 14h00. Tránh tình trạng thu hoạch thời điểm chim yến về nhà nghỉ. Chim yến cảm giác sợ, không an toàn bỏ đi.
- Tiếp đến chuẩn bị một con dao mỏng, một bình xịt nước hái tổ. Bà con phun nước trước xung quanh chỗ tổ bám trên thanh đà yến rồi dùng dao gạt nó ra để chân tổ không bị gãy.
- Thời gian hái tổ, bà con phân bổ đều. Làm sao cho chim không rối loạn và giúp chim vẫn là lại tổ như ban đầu.
👉 Kinh nghiệm thu hoạch tổ yến
Một số anh em kỹ thuật trên cộng đồng nuôi yến Facebook, youtube cho rằng thu hoạch tổ yến giờ khác xưa một chút. Bà con cần biết rõ chim yến sinh sản 3 mùa thế nào mà ra quyết định thu hoạch đúng lúc.
Trong 3 mùa thì mùa cuối cùng trong năm là chim chậm đẻ trứng nhất. Nếu bà con muốn thu tổ đợt này cho chim làm tổ đều và đồng loạt thì nên kiểm tra, hái sạch gần như toàn bộ tổ trong nhà yến định kỳ 7 đến 10 ngày thu 1 lần.
Dựa vào chu kỳ đó cứ 3 tháng thì sẽ có thu lại. Nhưng trong quá trình vệ sinh nhà yến, bà con cũng nên kiểm tra thử các tổ yến có chim con sắp bay chưa đẻ có kế hoạch khai thác tổ tiếp theo. Theo thường lệ, đợt tháng và tháng 7 cứ 10 đến 12 ngày bà con thu 1 lần. Làm như vậy, bà con sẽ khai thác được sản lượng tổ nhiều nhất và tránh được tình trạng bà con chưa kịp thu hoạch tổ thì chim đã đẻ lại
Kinh nghiệm trên chia sẻ giúp bà con đạt hiệu quả cao nhất. Nhiều bà con ở tỉnh miền đông nam bộ, miền tây, miền trung hường hay áp dụng. Do bà con không biết cách khai thác tổ nên câu hỏi vì sao nhà tôi có tầm 600 đến 700 tổ mà không thu được bao nhiêu. Vì cứ vào nhà là gặp con và trứng nên không hái được.
Đây cũng là kinh nghiệm quý báu các anh em trong nghề nuôi yến chia sẻ. Mọi người có cách nào hay hơn có thể chia sẻ qua group facebook cộng đồng yến Việt Nam hoặc qua Zalo để gửi bài viết cùng nhau học hỏi nhé