Doanh nhân – Hôn nhân và sự nghiệp

Mình thấy là một trong những người theo dõi vụ này sát sao, không phải vì nhiều chuyện mà vì thần tượng của mình giờ sao lại lâm vào hoàn cảnh trớ trêu như thế này. Lý do vì đâu đến nỗi? Khi càng theo dõi, thì tôi càng rút ra nhiều bài học quý giá cho mình để hy vọng xây dựng được cơ đồ và gia đình trọn vẹn hơn.

Tinh thần con buôn và tinh thần doanh nhân

Doanh nhân – hôn nhân và sự nghiệp

Tinh thần con buôn

Trong video chú nói chuyện với người vợ tại tòa thì tôi cảm nhận được cái khái niệm giữa tinh thần con buôn mà chị Thảo đang theo và tinh thần doanh nhân chú Vũ đang theo nó khác nhau một trời một vực. Quan trọng là mình có lĩnh hội được tinh thần của chú, và cái bản lĩnh dám chọn theo tinh thần doanh nhân như chú không

Quả thật hiện nay có rất nhiều người, kể cả Mình lúc đầu cứ muốn khoác cái áo doanh nhân, nghe nó oách lắm, lên người. Thế nhưng lại không hiểu rõ cái khí phách doanh nhân nó như thế nào?

Tinh thần doanh nhân

Cái tinh thần doanh nhân, nó đâu đơn giản chỉ bỏ tiền ra đầu tư sản phẩm rồi cố đưa ra thị trường bán càng nhiều càng tốt kiếm lợi về cho bản thân. Nếu chỉ đơn thuần đi bán kiếm tiền về cho bản thân, cho con cái thì cái đó chỉ là tinh thần con buôn thôi.

Có một số người có thể sẽ nói doanh nhân hay con buôn gì thì cũng là đi kiếm tiền, kiếm cơm kiếm cháo cho gia đình, cho bản thân thôi. Điều này đúng một phần thôi vì con buôn hay gia đình gì thì cũng cần phải nuôi sống bản thân và gia đình. Thế nhưng con buôn thì cứ chăm chăm kiếm tiền cho đầy túi mình mà không quan trọng xây dựng giá trị cho người khác, cho xã hội, không quan trọng văn hóa khi kiếm tiền. Còn doanh nhân thì ở tầm cao lắm, khó với tới lắm đó, họ vì gia đình và bản thân họ chỉ phần ít thôi, phần họ dành thời gian xây dựng nhiều nhất đó là giá trị xã hội, giá trị dành riêng cho đất nước, cho con người…

Vậy tinh thần doanh nhân nó cao hơn con buôn chỗ nào? Đó là doanh nhân mục đích kinh doanh là vì giá trị cho xã hội, cho khách hàng, xây dựng được nền tảng văn hóa và tư tưởng đích thực ảnh hưởng tới xã hội mạnh mẽ. Từ đó thúc đẩy xã hội noi gương theo. Còn con buôn thì mình chỉ thấy họ giàu thôi, chỉ chăm chăm vào các chiêu trò bán hàng, còn di sản văn hóa thúc đẩy sự phát triển xã hội thì không thấy đâu.

Tiền để làm gì?

Trong sâu thẳm người doanh nhân, thực sự họ kinh doanh không phải vì tiền. Mà họ kinh doanh vì muốn khai phá, muốn thỏa trí tò mò, muốn phục vụ xã hội và khách hàng hiệu quả hơn. Tiền đối với họ chỉ là kết quả cuối cùng, là công cụ để thúc đẩy quá trình đó cho nhanh hơn mà thôi. Tuyệt đối TIỀN KHÔNG PHẢI LÀ MỤC ĐÍCH SỐNG CÒN cho bản thân. Nhưng con buôn thì là ngược lại đấy.

Đối với chú Vũ “TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?” đây là câu nói ít người hiểu được hàm ý sâu sắc của nó, mà toàn nghĩ sai rồi phỉ báng chú. Đó là tiền không phải tôi dành riêng cho tôi. Cổ phần tôi đang tranh giành với em là để tôi nắm quyền quyết định. từ đó tôi thúc đẩy quá trình trao giá trị cho xã hội và khách hàng được nhanh hơn. Nhiều người được lợi hơn khi tôi nắm quyền Trung Nguyên. Và tôi phải tranh giành vì điều cao cả đó.

Vai trò người hôn phu của doanh nhân

Ngày nay, doanh nhân có thể là nam hay nữ, thế nhưng theo tôi dù làm nam hay nữ khi chọn hôn phu cần thống nhất vai trò của mỗi người rõ ràng trong gia đình. Như chú Vũ nói “việc nước, việc nhà khó có thể song hành”.

Người doanh nhân khi đã dấn thân thì coi như phải tập trung hoàn toàn việc nước tức việc công ty. Người hôn phu của họ cần thấu hiểu, tin tưởng, hỗ trợ tinh thần để lui về chăm lo việc nhà cho chu toàn.

Thế thì gia đình của người doanh nhân mới có thể toàn vẹn. Không thể trong gia đình cả hai vợ chồng đều cùng lo việc nước/việc công ty. Thế thì việc nhà để cho ai lo? Nếu không ai lo được việc nhà tốt nhất đừng đến với nhau, đẻ con ra khổ tụi nó ra.

“tôi đã nói cô lui về đi, nhưng cô không nghe” câu này nghe có vẻ gia trưởng nhưng theo tôi cách chú Vũ muốn nói là ý ở trên, hoàn toàn có thể cảm thông được. Chú Vũ đã sai ngay từ ban đầu khi chọn vợ, tôi không nói cô Thảo sai. Chỉ là hai người đến với nhau nó sai ở chỗ thiếu sự phân chia vai trò rõ ràng ngay từ ban đầu mà thôi.

Doanh nhân dạy con

Doanh nhân – hôn nhân và sự nghiệp

Có một tỷ phú HongKong nói đại thể: nếu con tôi nó tài giỏi thì nó không cần tiền của tôi, còn nếu nó là đứa bất tài thì có nhiều tiền càng làm khổ nó thôi. Trong video phỏng vấn chú Vũ tôi thấy quan điểm dạy con của chú cũng như vị tỷ phú trên. Chú chia sẻ 3 tiêu chí dạy con của chú.

3 tiêu chí dạy con

  1. Xây dựng bệ phóng cho con: tạo điều kiện cho chúng học ở những trường chất lượng, dạy con, kỹ năng và kiến thức tốt.
  2. Tạo lập tính cách, đạo đức, và chí hướng lớn để mà phấn đấu.
  3. Tự hào về cha chúng nó

Vậy theo tôi cô Thảo không cần lấy 5% cổ phần Trung Nguyên về cho các con, đó là làm hại chúng và đi ngược lại với tinh thần doanh nhân. Chúng nó cần tự lực tự cường mà chiến đấu. đừng tạo tâm lý ỷ lại vào sự giàu có của cha mẹ

Tất cả những điều trên tôi thật sự cảm nhận sâu sắc, ngưỡng mộ chú Vũ hơn. Chú thật sự là tấm gương lớn. Chú là người doanh nhân duy nhất mà đến giờ cháu dành thời gian ra viết được bài tâm đắc và dài thế này. Chúc chú li hôn nhanh, để còn tập trung mà phát triển công ty. Chứ không di sản này sẽ bị phá hủy mất, lúc đó đáng tiếc thay.

Bài viết này thể hiện quan điểm cá nhân, Mình không hề chê trách ai. Nếu có những quan điểm trái chiều. Xin chia sẻ và đóng góp ý kiến lịch sự cùng nhau hiểu sâu vấn đề. QUAN TRỌNG LÀ RÚT BÀI HỌC CHO MÌNH, chứ không phải ai đúng ai sai ạ.