Cần những chi phí nào để xây dựng và duy trì một app bán hàng?
Cơ hội gia tăng lợi thế kinh doanh
Báo cáo về ngành bán lẻ Việt Nam 2023 có đánh giá về khả năng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid 19. Theo đó, với sự bùng nổ của Covid 19, nhu cầu về hàng tiêu dùng trong nước giảm mạnh. Hai tháng đầu năm 2020 nhu cầu này có mức tăng trưởng thấp nhất từ 2014 đến nay, chỉ đạt 9,8%.
Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội, hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam giảm thói quen đi đến các siêu thị, cửa hàng. 25% trong số đó lại gia tăng nhu cầu mua sắm online.
Điều này cho thấy, việc có app bán hàng tức là người bán đã sở hữu lợi thế hơn đối thủ của mình trong thời gian này. Hơn nữa, sau ảnh hưởng từ dịch, hiệu quả của công nghệ hay bán hàng online càng được công nhận. Xu thế người mua tìm đến các app bán hàng sẽ càng gia tăng. Việc đầu tư chi phí xây dựng app bán hàng sẽ là một bước đi cần thiết cho mọi doanh nghiệp.
Tiếp cận khách hàng nhanh chóng và rộng rãi
Smartphone ngày càng phát triển đã dần thay đổi nhiều thói quen của người dùng. Đặc biệt là khi mua sắm online dần trở nên phổ biến hơn với khách hàng hiện đại. Tỉ lệ người dùng smartphone để mua sắm online ngày càng cao. Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm vào năm 2019 đạt tới 77%. Và thay vì truy cập website, họ chuyển dần sang sử dụng mobile app nhiều hơn.
Do đó, không có app bán hàng là doanh nghiệp đã bỏ qua lượng người dùng smartphone đông đảo. Thiết kế app bán hàng cũng là cách mà doanh nghiệp mở rộng đất kinh doanh của mình.
Quản lý bán hàng tối ưu
Ưu điểm của bán hàng qua app so với các hình thức khác là hệ thống tính năng đa dạng. Không chỉ mang lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách, doanh nghiệp cũng có thể quản lý việc bán hàng hiệu quả.
App bán hàng cho phép sắp xếp danh mục sản phẩm tối ưu và hấp dẫn. Các tính năng quản lý đơn hàng, kho hàng hay thống kê kinh doanh hằng ngày giúp người bán chủ động hơn.
Tại sao cần tạo APP bán hàng cho ngành tiêu dùng nhanh?
Ngành hàng kinh doanh
App bán hàng sẽ được xây dựng và thiết kế khác nhau tùy thuộc vào từng ngành hàng. Với từng mặt hàng, thói quen và nhu cầu của khách hàng cũng khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến việc các đơn vị thiết kế sẽ tích hợp những module tính năng khác nhau.
Ví dụ: Với ngành hàng Tiêu dùng nhanh, thông thường 1 app đầy đủ tính năng (đặt hàng, thanh toán, gửi thông báo,…) thường có giá dao động từ vài chục đến vài trăm triệu.
Với các ngành dịch vụ cần những tính năng đặc thù sẽ có chi phí xây dựng app cao hơn. Ví dụ như app đặt xe, thuê xe, logictic chi phí mỗi app từ vài trăm cho đến vài tỷ.
Quy mô kinh doanh
Quy mô của app sẽ phụ thuộc phần nhiều vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có xu hướng thiết kế app với những tính năng cơ bản. Do đó đương nhiên chi phí xây dựng app sẽ thấp hơn các doanh nghiệp lớn.
Một công ty kinh doanh nhiều mặt hàng hay có nhiều cửa hàng sẽ có lượng dữ liệu lớn hơn và các yêu cầu phức tạp hơn. Đặc biệt các app thương mại điện tử sẽ cần nhiều tính năng để hỗ trợ tốt nhất việc bán hàng.
Tính năng của app bán hàng
Số lượng tính năng sẽ quyết định trực tiếp đến chi phí xây dựng app bán hàng. App càng nhiều tính năng thì sẽ cần số lượng nhân công hoặc thời gian thiết kế lâu hơn. Đặc biệt với những app tích hợp những tính năng đặc biệt như AI, Blockchain,… thì cần kỹ thuật cao hơn. Có thể coi chi phí xây dựng app sẽ được nhân lên theo từng tính năng.
Nền tảng thiết kế app
Hai hệ điều hành phổ biến hiện nay chính là iOS và Android. Không có nhiều chênh lệch về chi phí xây dựng app trên hai nền tảng này. Thông thường, các nhà bán hàng lựa chọn tạo app bán hàng Android và app bán hàng iOS cùng lúc để tiếp cận khách hàng tối đa.
Thiết kế UI/UX
Thiết kế UI/UX chắc chắn là xu hướng của thiết kế app bán hàng hiện tại. Trong thời đại 4.0 hiện nay, trải nghiệm khách hàng trở nên ngày càng quan trọng.
Một ứng dụng có giao diện đẹp, trải nghiệm mượt mà thường yêu cầu nhà bán hàng chi trả phần chi phí cao hơn. Chi phí thiết kế UI/UX tùy vào ngân sách và yêu cầu thẩm mỹ/ trải nghiệm người dùng của khách hàng.
Tuy vậy, tùy điều kiện, nhà bán hàng có thể cắt giảm chi phí thiết kế UI/UX này để phù hợp ngân sách.
Bảo trì, bảo dưỡng và duy trì app hằng năm
Bên cạnh chi phí xây dựng app, chi phí bảo dưỡng và bảo trì cũng nằm trong nhóm chí phí bắt buộc. Trong quá trình vận hành, app bán hàng sẽ cần nâng cấp tính năng và sửa một số lỗi phát sinh. Với chi phí này, tùy đơn vị thiết kế ứng dụng và thỏa thuận giữa hai bên, nhà bán có thể nhận được quyền lợi bảo hành app trong một khoản thời gian xác định.