Móng bè và móng băng được xem là nguyên liệu quan trọng trong kết cấu của móng nhà không thể thiếu. Nội dung bài viết hôm nay Bê Tông chuyên cung cấp bê tông tươi sẽ phân tích những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của móng bè và móng băng? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau cơ bản của hai loại móng thông dụng hiện nay.
Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng nằm ở phía dưới sàn nhà, vị trí xuất hiện của nó thông thường sẽ xuất hiện dọc theo những bức tường hoặc hệ thống cột. Thông thường nó sẽ phân bố vị trí ở nhiều nơi mà không tập trung một điểm duy nhất.
Nó thường chạy dọc theo suốt những bộ phận chịu lực của công trình. Với phần móng băng chạy bên dưới cột thường được gọi với tên là móng dầm. Vị trí của móng dầm có thể nằm ở sườn trên hay sườn dưới.
Nó kết cấu thành hệ thống vành đai liên kết vững chắc với phần cột nhà. Móng băng phân loại theo phương sẽ chia làm 2 loại, nếu nó phân loại theo tính chất móng thì chia làm 3 loại cơ bản. Móng băng được xem là loại móng nông được xây trên hố đào với chiều sâu từ 2 đến 2.5m.
Ưu điểm và nhược điểm móng băng
Ưu điểm
Móng băng có ưu điểm giúp truyền tải đều phần trọng tải với công trình cho phần hệ thống bê tông nằm phía dưới. Tuy nhiên nó phải đáp ứng được điều kiện là tải trọng bên trên phải đặt trùng với phần tâm tải trọng của móng băng.
Nhờ vậy phần móng có thể hoạt động hiệu quả mà không cần phải tăng tải trọng, thích hợp sử dụng cho những công trình không cần sử dụng móng đơn.
Lưu ý: Móng băng không dùng cho nơi có nhiều đất bùn yếu, bề mặt đất không ổn định
Nhược điểm
Vì tính chất là móng nông, do đó phần móng băng có độ ổn định chỉ ở mức tương đối mà thôi. Không những vậy nó còn có khả năng lớn bị lật, thậm chí bị trượt khi momen lực ngang cao.
Móng bè là gì?
Móng bè hay còn được gọi là móng toàn diện, nó được sử dụng nhiều cho các công trình nền đất với sức chịu lực yếu, móng bè còn được dùng trong những công trình có nước hoặc không có nước.
Những công trình nhà có kho, bể vệ sinh, tầng hầm và hồ vơi và những nhà cao tầng có kết cấu chống lún, chịu lực lệch đều dùng móng bè trong thi công.
Ưu điểm và nhược điểm của móng bè?
Ưu điểm
Móng bè phù hợp cho những công trình cần thời gian thi công nhanh. Mục đích tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ đầu tư như: Chi phí thiết kế, chi phí thi công công trình xây dựng.
Móng bè giúp cho những công trình phân bố được trọng lượng và hạn chế tối đa nguy cơ công trình bị sụt lún. Vì có đặc tính là loại móng nông, loại móng đánh giá an toàn cho những công trình thực tế hiện năng cho nên khả năng chịu lực của nó rất tốt.
Nhược điểm:
Móng bè chỉ thỏa mãn cho một số công trình có đặc điểm về nền đất, địa chất yếu mới có thể áp dụng.
Phần móng có nguy cơ bị lún hoặc không đều do địa chất phía dưới bị lệch. Khi đã xảy ra hiện tượng lún thì không thể hàn gắn lại vết nứt như trạng thái ban đầu. Do đó tính bền vững và tuổi thọ công trình sẽ sụt giảm.
Vì có độ sâu thấp nên móng bè có thể không ổn định khi công trình xây thêm hệ thống thoát nước. Khi có mưa lũ phần bề mặt công trình dễ bị ngập lụt, điều đó còn ảnh hưởng đến kết cấu móng của công trình cũng bị ảnh hưởng.
Từ đó dẫn đến tình trạng bị sạt lở móng khi công trình lân cận thi công. Nếu không có phương án xử lý kịp thời sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề chống thấm. Nhược điểm cuối cùng của móng bè đó chính là không được áp dụng thực tế trên các tòa nhà cao tầng.
Quy trình thực hiện xây dựng móng bè và móng băng
Cách thực hiện móng bè
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công, bản vẽ và các thiết bị sử dụng quá trình thi công móng.
Bước 2: Thực hiện công đoạn đào hố móng dựa trên bản vẽ có sẵn.
Bước 3: Tiến hành đổ phần bê tông dưới phần đất đã vừa đào móng xong.
Bước 4: Đổ phần bê tông và xây dựng nền móng.
Bước 5: Đổ bê tông dầm móng và làm phần đan thép để tiến hành dầm móng.
Bước 6: Bảo dưỡng và nghiệm thu công trình.
Cách thực hiện móng băng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công, bản vẽ và các thiết bị sử dụng quá trình thi công móng.
Bước 2: Làm phẳng hố và tiến hành đào đất theo đúng bản vẽ.
Bước 3: Thực hiện công đoạn ghép cốp pha móng.
Bước 4: Tiến hành công đoạn đổ bê tông.
Bước 5: Nghiệm thu lại phần móng sau khi đá tháo cốp pha
Bước 6: Bảo dưỡng và nghiệm thu phần móng.
Lưu ý cần thiết khi xây dựng móng bè và móng băng
Với móng bè: Khi tiến hành thi công phải điều chỉnh lại độ lún công trình hợp lý. Nếu như vấn đề này không được quan tâm xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến phần móng bè bị thay đổi.
Với móng băng: Trước tiên để thi công móng băng phải lựa chọn móng hợp lý. Kiểm tra cẩn thận để đảm bảo phần móng phù hợp chiều dài 1,5m. Nếu không đảm bảo được kích thước sẽ dẫn đến tình trạng lún nhanh không kiểm soát.
Hy vọng với nội dung cung cấp đến bạn trong bài viết này sẽ giúp những ai quan tâm đến móng bè và móng băng có được kiến thức xây dựng hữu ích nhất.