Thằn Lằn Thạch Sùng thiên địch chim yến điều bạn đáng lưu tâm
Đam mê và khởi nghiệp với nghề nuôi chim yến không quá khó và cũng không hề dễ. Mọi chuyện đều dễ nếu bạn có đủ kiến thức và đam mê học hỏi. xem thiên địch chim yến chi tiết
Bạn đừng hỏi tiền đâu bạn xây nhà yến, rồi bạn bắt đầu nuôi chim yến như thế nào. Nói thật là với internet phát triển như hiện nay, thông tin hầu như có tất cả trên internet (Google là người thầy vĩ đại nhất – cần là có và hoàn toàn miễn phí). Khi anh chị đu đam mê và ngày nào cũng suy nghĩ về nó thì anh chị sẽ quan tâm hơn về nó từ đó kiến thức và tiền sẽ đến với anh chị.
Một ví dụ thế này nhé (chắc chắn ai cũng trải qua): khi chưa biết về nghề dẫn dụ nuôi chim yến (hoặc anh chị chưa quan tâm về nghề này) thì anh chị có đi ngang qua một nhà yến nào đó, anh chị cũng cảm giác bình thường như một ngôi nhà, cái cây. Nhưng khi anh chị quan tâm đến nó chỉ cần nhìn thấy nó ở xa xa là anh chị đã quan tâm ngay liền (nhà to hay nhỏ, miệng hang nó để ở đâu, nó để thông gió thế nào, chim yến nhiều không….. lala đầy thứ trong đầu anh chị).
Hoặc thấy một đàn chim yến bay nhiều kiếm ăn anh chị cũng chỉ lướt qua như những con chim sẻ, chim ri khác nhưng khi đã quan tâm đến chim yến, anh chị có thể phải đứng lại (sao nó bay liều ở đây vậy, có gì thu hút nó à, nó đang ăn cái gì ở đây, liệu có áp dụng nó để thu hút chim yến được hay không).
Nhưng có một điều trong chăn nuôi dẫn dụ chim yến bạn phải để ý thằn lằn hay thạch sùng trong ngôi nhà yến của bạn
Từ trước đến nay chúng ta đã thấy rất nhiều hình ảnh về những thiên địch chim yến, kẻ thù nguy hiểm cho loài chim yến nuôi trong nhà: dơi, cú, rắn, chuột, tắc kè ăn thịt chim yến. Mạt, kiến, gián ăn tổ, cắn chim non…. nhưng ngoài ra còn có một kẻ thù nguy hiểm khác mà chúng rất dễ dàng ở trong nhà yến của bạn đó là thằn lằn, thạch sùng.
Thạch sùng ở trong nhà yến có gây hại cho nhà yến theo một cách mà không ngờ đến. Trước đây mình nghĩ là con thằn lằn sẽ ăn chim non, ăn tổ nhưng con thạch sùng nó gây hại cho nhà yến bằng một cách khác.
Thằn lằn thường bò đi bò lại và ẩm nấp trong một khu vực nhất định trong nhà yến (đặc biệt là những khu vực sát mép tường (mà những khu vực đó là chim yến lại thích làm tổ vì cảm giác an toàn) và trong khu vực đó hầu như không có con chim yến nào đậu và làm tổ ở đó, hoặc có làm tổ thì cũng chỉ quẹt rồi làm tổ ở chổ khác, đa số những con chim yến ở khu vực đó thường làm tổ ở giữa nhà nơi con thằn lằn không bò tới.
Chắc con thạch sùng làm cho những con chim yến sợ, mùi phân và nước tiểu khá là hôi. Sau khi bắt con thằn lằn đó đi, dùng nước bột khai xịt một ít vào khi vực có phân thằn lằn. Sau một khoảng thời gian chim yến bắt đầu quay lại, đã bắt đầu làm tổ ở khu vực đó.
Vì vậy, nếu phát hiện có thằn lằn trong nhà yến thì có thể dùng cái cây gạt là nó rớt xuống và tóm nó (ngoài ra trên cộng đồng nuôi chim yến cũng có chia sẽ cách dùng băng keo hai mặt dán lên tường hoặc dùng keo dính chuột để một ít con sâu quy (sâu cho chim ăn) để ở nơi thằn lằn ở). Tuy nhiên khi dùng keo anh chị lưu ý nên có che chắn nhé, thằn lằn chui vào được nhưng chim yến không bị dính vào. Để có yến sào bán, thật vất vả phải không anh em