Kinh doanh theo chuỗi F&B – làm sao có lợi thế cạnh tranh trước app giao hàng?

chuoi ca phe phu thuoc app giao hang
Kinh doanh theo chuỗi F&B phụ thuộc app giao hàng?

Kinh doanh theo chuỗi F&B đang là xu hướng và con đường xây dựng thương hiệu bền vững. Thực tế, các chuỗi nhà hàng, café dù tiềm năng phát triển lớn thì cũng đi kèm nhiều rủi ro. Một trong những vấn đề lớn các chuỗi F&B đang đối mặt là sự hợp tác với các app giao hàng lớn. Liệu đây là cơ hội cho các bên cùng phát triển hay đang tạo ra thách thức về cạnh tranh cho các chuỗi F&B?

Doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi F&B có đang phụ thuộc app giao hàng?

Kinh doanh chuỗi F&B là gì?

Nhắc đến những thương hiệu F&B lớn trong và ngoài nước, phần lớn đều kinh doanh theo chuỗi. Đây được xem là con đường hiệu quả hàng đầu để xây dựng một thương hiệu ẩm thực mạnh. Nó đã và đang là xu hướng vận hành kinh doanh F&B ở bất cứ khu vực nào trên thế giới. Vậy, chính xác kinh doanh chuỗi F&B là gì?

Kinh doanh theo chuỗi F&B là cách các chủ đầu tư kinh doanh mô hình ăn uống theo chuỗi nhiều cửa hàng. Từng cửa hàng trong chuỗi liên kết chặt chẽ với nhau về mặt thương hiệu và hoạt động. Các chuỗi sẽ có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh theo thời gian. Khi phát triển theo quy mô dạng chuỗi, cần rất chú trọng đến vấn đề quản lý và đồng bộ trong hệ thống.

Kinh doanh theo chuỗi F&B là chìa khóa phát triển thương hiệu lĩnh vực này. Vậy liệu những rủi ro trong kinh doanh chuỗi F&B là gì? Thực tế, để phát triển đúng hướng và bền vững, các doanh nghiệp phải đối mặt nhiều thách thức. Một trong số đó là sự xuất hiện của các app giao hàng, đặt món. Sự hợp tác giữa hai bên mang lại nhiều giá trị nhưng cũng đi kèm những vấn đề cần xem xét.

Kinh doanh cà phê online có đang phụ thuộc vào app giao hàng bên thứ ba

Thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của các app giao hàng như Grab food, Baemin, Now, Shopee,… Chúng xuất phát từ nhu cầu mua hàng, gọi đồ ăn online của khách hàng ngày càng tăng. Các ứng dụng này cũng không ngừng được hoàn thiện để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Không chỉ với khách hàng, các đơn vị kinh doanh theo chuỗi F&B cũng nhận được nhiều lợi ích với các app này. Không thể phủ nhận rất nhiều chuỗi cửa hàng đã gia tăng đơn hàng nhanh chóng khi hợp tác với Now, Grab food hay Baemin. Không cần đội ngũ giao hàng hay hệ thống quản lý đơn, các nhà hàng vẫn mang về doanh thu thông qua các app bên thứ 3.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là sự hợp tác này có phải giải pháp bền vững? Hay, các đơn vị kinh doanh theo chuỗi F&B đang quá phụ thuộc vào các app này và làm giảm lợi thế cạnh tranh của mình?

công ty thiết kế app uy tín hà nội nhanh nhất 2023
công ty thiết kế app uy tín hà nội nhanh nhất 2023

Ưu, khuyết điểm khi hợp tác với các app giao hàng

Ưu điểm

– Các ứng dụng Grab, Now, Baemin, Shoppe… có hàng triệu người dùng. Như vậy, thương hiệu của bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với hàng triệu khách hàng đó mà không cần quảng cáo, tiếp thị.

– Tiết kiệm một số chi phí về nhân viên, không gian quán. Bạn không cần phải trả tiền cho nhân viên giao hàng, cũng như giảm nhân viên phục vụ.

– Được cấp phần mềm quản lý riêng. Hoặc đối với các quán có lượng khách lớn sẽ được cung cấp máy Pos để quản lý đơn hàng.

– Phù hợp với các quán ăn, đơn vị kinh doanh cà phê online chưa có mặt bằng kinh doanh. Các quán lề đường, vỉa hè hay chỉ là một xe đẩy nhỏ cũng có thể kết hợp với các app giao hàng để mở rộng kinh doanh.

Khuyết điểm

Các chủ quán sẽ phải chia sẻ doanh thu với các bên cung cấp như Now, Grab Food,… Tỉ lệ phần trăm thường vào khoảng 20 – 30% doanh thu trên mỗi đơn hàng tùy từng đơn vị. Như vậy nếu như đơn hàng trên các app đó không quá nhiều thì sẽ không đạt lợi nhuận cao.

Bạn sẽ phải chia sẻ dữ liệu người dùng, khách hàng với bên thứ 3 cũng như với đối thủ. Đây là vấn đề thường gặp với các chủ kinh doanh theo chuỗi F&B. Khi khách hàng của một thương hiệu nào đó truy cập app, họ sẽ được giới thiệu những thương hiệu kinh doanh sản phẩm tương tự. Bằng cách này, vô tình khách hàng của bạn sẽ tiếp cận những thương hiệu khác trên app.

Phải chạy theo những chương trình khuyến mãi của app giao hàng. Các app như Grab, Now, Baemin luôn có những chương trình khuyến mãi, giảm giá. Để thu hút khách hàng, các chủ quán sẽ tham gia vào những chương trình này. Có rất nhiều trường hợp các thương hiệu khi giảm giá thì nhận lượt đặt hàng rất cao. Nhưng khi hết chương trình, khách hàng sẽ không tìm đến thương hiệu này nữa. Họ chọn thương hiệu giảm giá khác hoặc chỉ đợi quán giảm giá thì mới đặt. Điều này cũng vô tình làm giảm giá trị thương hiệu của bạn.

Đơn vị kinh doanh theo chuỗi F&B sẽ bị phụ thuộc vào các app giao hàng này. Theo chính sách của các app này dành cho đối tác nhà hàng, nếu trả chiết khấu cao hơn thì cửa hàng của bạn sẽ xuất hiện ở vị trí đẹp hơn hay xếp hạng đầu tiên khi tìm kiếm. Cuốn theo cuộc chiến khuyến mãi và chiết khấu này, chủ cửa hàng sẽ khó nắm thế chủ động.

Screen Shot 2021 01 19 at 11.00.22

Tự tạo app bán hàng riêng – chủ động hơn trong kinh doanh

Bán hàng qua các app trung gian không phải là một chiến lược chắc chắn và lâu dài. Thị trường đã chứng kiến nhiều app không cạnh tranh lại và ngưng hoạt động như app Lala. Các ông lớn giao hàng lại càng có những chính sách làm giảm ưu thế các đối tác nhà hàng. Điều này buộc các chủ nhà hàng phải chạy theo, phụ thuộc vào các app này để có được khách hàng.

Cách để nắm thế chủ động đối với kinh do
anh chuỗi F&B là gì?

Cần thấy rằng, với hệ thống kinh doanh theo chuỗi F&B, nên tập trung vào chăm sóc khách hàng của riêng mình hơn là chạy theo con số đơn hàng hay doanh thu. Theo xu hướng hiện nay, việc tự tạo app bán hàng không phải là điều quá khó. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng cho mình mobile app riêng. Điều này giúp chủ doanh nghiệp làm chủ được đối tượng khách hàng mục tiêu.

Mobile app riêng của thương hiệu cho phép khách hàng chọn món, đặt hàng trực tiếp. Không thông qua bên thứ 3, thương hiệu làm chủ và quản lý toàn bộ chất lượng dịch vụ và sản phẩm mình cung cấp. Điều này giúp doanh nghiệp xử lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đơn hàng. Nó cũng sẽ hạn chế sơ sót trong khâu giao hàng, xử lý phản hồi về shipper,…

Tự tạo app bán hàng cũng mang lại công cụ marketing hiệu quả. Thương hiệu chủ động trong xây dựng và chạy các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng. Với tính năng gửi thông báo, khách hàng cũng cập nhật chính xác các ưu đãi từ thương hiệu.

Trong chăm sóc và giữ chân khách hàng, mobile app chính là công cụ hàng đầu. Chuỗi có thể xây dựng các chương trình tích điểm thành viên dành riêng cho đối tượng sử dụng app.

Tự tạo App bán hàng, App giao hàng ở đâu?

Tại Jujo Fashion chúng tôi hỗ trợ khách hàng tạo app bán hàng cho chỗi cà phê, giao hàng. Các APP Bán hàng cho doanh nghiệp kinh doanh chuỗi F&B chúng tôi đã làm có thể kể đến như The Coffee House; Foody; GOVIET; AIRPAY; COOKY.VN; MYMART24H…

Hiểu rõ nhu cầu đó, Jujo Fashion cung cấp dịch vụ thiết kế ứng dụng hướng tới các chuỗi F&B. Mobile app do Jujo Fashion thực hiện dựa trên yêu cầu của khách hàng và áp dụng những tính năng, công nghệ phù hợp.