Nuôi yến có thực sự ác và có nên nuôi chim yến?
Cách đây vài năm có một bài viết được chia sẻ :Nuôi chim yến có ác không, bàn tán với tốc độc chóng mặt, bài viết xây dựng hình ảnh người nuôi Yến ranh mãnh, tham lam, tàn độc bằng những ngôn từ, câu chuyện vô cùng bi thương về gọi và nuôi chim yến trong nhà.
Người viết bài này có một lối hành văn quá hay, họ thêu dệt lên một câu chuyện hư cấu không có thật với một kỹ thuật dùng ngôn từ đánh vào lòng yêu thương trắc ẩn. Kích thích tò mò bằng câu truyện bi thương đến tột cùng và như các bạn cũng biết câu chuyện tiêu cực luôn gây được sự chú ý của công chúng rất lớn. để từ đó kiếm lợi tiền quảng cáo nhờ vào những cú click, cú share của cộng đồng.
Là những người tỉnh táo, suy xét đúng sai rõ ràng dựa vào logic và chứng cứ khoa học. Chúng ta cùng nhau tẩy độc những thông tin sai lệch làm nguy hại đến thị trường mà đáng lý ra người Việt chúng ta phải cùng nhau bảo vệ và phát triển để duy trì thế mạnh của nước nhà. Hãy chống lại những luồng thông tin xấu này. Hãy đọc bài viết này và nếu các bạn đồng ý với mình và giải độc những thông tin tiêu cực không đúng sự thật nhé.
Nghề gọi Yến là một nghề vô nhân đạo?
Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn mọi người ai cũng cảm thấy Nghề gọi Yến là một nghề vô nhân đạo, bức hại chim Yến. Như các bạn cũng biết rằng nước Mỹ là một nước có những quy định rất khắt khe sẵn sàng cấm các sản phẩm có từ việc bức hại, lạm dụng động vật vào nước họ.
Thế nhưng sản phẩm Yến Sào đã được tổ chức bảo vệ động vật của Mỹ (US Fish and wildlife)công nhận là không vi phạm bất kì quy định nào của tổ chức này. Và tổ Yến là sản phẩm lành có thể thâm nhập thị trường này mà không gặp phải rào cản nào về đạo đức
Nói thêm với các bạn rằng đối với chúng tôi chim Yến như con mình vậy, chúng ở nhà cảm thấy thoải mái, cảm thấy an toàn bao nhiêu thì chúng sẽ sinh sôi nảy nở càng nhanh và tất nhiên món quà chúng trao đổi với loài người để cùng nhau phát triển đó chính là những tổ Yến dinh dưỡng.
Mà việc hái tổ Yến nó giống như câu chuyện ăn khế trả vàng vậy. Đồng ý có một số người gọi Yến có áp dụng phương pháp hái tổ tham lam, vắt kiệt sức những chú chim Yến đáng yêu này. Nhưng đối với Yến sào chúng tôi luôn theo phương châm khai thác tổ giản cách khoa học. Hoàn toàn không có chuyện bức hại chim Yến đến mức thổ ra huyết.
Trái với hình ảnh tiêu cực mà bài viết gán cho chúng tôi, nghề gọi Yến có thể nói là một trong những nghề nhân văn cần nhận được sự trân trọng của mọi người.
Lấy tổ yến có ác không?
Khi chim Yến bị lấy mất tổ lao đầu vào vách núi tự sát?
Nếu mà như thế thì cái nghề gọi Yến này không thể tồn tại được các bạn ạ. Và đàn Yến cũng không thể phát triển lớn mạnh như ngày nay được. Chúng ta hãy cùng nhau tham quan những ngôi nhà Yến của yến sào xem có phát hiện ra một mẫu máu nào hay không nhé. Nếu tỉnh táo các bạn cũng có thể cảm nhận được lối hành văn hoang tưởng của tác giả này.
Việc hái tổ mà hái lộn tổ sắp đẻ chỉ là một tai nạn vì người nuôi Yến không bao giờ mong muốn điều đó, vì nó sẽ làm đàn Yến của bạn không thể tăng đàn được chủ yếu là do người hái tổ chưa nắm rõ kỹ thuật hái mà thôi. Tuy nhiên cho dù có hái lộn vào lúc chim Yến cái chuẩn bị đẻ thì chim cái cũng về đẻ trộm qua tổ của những cặp khác chứ ko có chuyện lao đầu vào vách đá chết rồi chim trông cũng chết theo.
Ép chim thổ huyết ra Yến huyết
Loài người độc ác lấy tổ ép chim trống nhả tổ đến mức thổ ra huyết để có yến huyết giá trị cao đem đi bán. Các bạn ơi, Yến huyết thật ra chỉ là một phản ứng hóa học đã được khoa học chứng minh rõ như ban ngày rồi. Yến màu đỏ hoàn toàn không phải là màu của máu vì nếu máu gặp oxy sẽ bị đổi sang màu thâm đen liền.
Khoa học đã chưng minh màu sắc của tổ yến là do phản ứng hóa học
Điều cuối cùng yến muốn nói, tổ Yến là một sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho 1 số nước có thôi trong đó có VN chúng ta. Người Trung Quốc nhìn vào tổ Yến sào thèm nhỏ dãi mà không có, phải đi nhập từ VN.
Trong khi đó người Việt mình tự lấy dao đâm lưng, đập luôn cái chén cơm mang lại cho nền kinh tế đang èo uột của mình bằng việc chia sẻ những thông tin thiếu khoa học và lý luận thực tế. Như vậy nó có đáng hay không?
Việc phát ngôn không đúng sự thật nhằm kiếm lợi cho bản thân nhờ vào những cú click, lượt share thì đã tạo ra cái nghiệp chướng cũng may người viết bài đã chính thức đính chính lại bài nhưng vẫn quên xin lỗi và cái hậu quả nó gây ra cho thị trường Yến Sào Việt Nam có thể nói là rất lớn.